12 NGUYÊN TẮC NUÔI DẠY CON TRƯỞNG THÀNH
Khi hỏi trẻ: “Em có mơ ước gì đối với gia đình của mình không?”, thì cho dù là ở độ tuổi nào đi nữa, câu trả lời của phần đông các em đều là “được vui vẻ ở bên gia đình”. Một việc đương nhiên như vậy mà giờ đây đã trở thành ước vọng lớn nhất của mọi đứa trẻ. Kiddihub mong rằng, với tư cách là cha mẹ các bạn hãy tiếp nhận nghiêm túc hiện thực việc nuôi dạy con trưởng thành ấy. Cũng đã từng có thời gian người ta nghĩ rằng, chỉ cần đem lại cho trẻ những vật chất cần thiết là đủ để chúng trưởng thành; nhưng giờ đây không thể có được những gia đình vui vẻ và bình yên nếu như thiếu đi sự hợp tác một cách có ý thức của tất cả các thành viên trong gia đình.
Vì con và cũng vì bản thân mình, các bậc phụ huynh hãy một lần nữa cùng nhìn lại gia đình để nuôi dạy con trưởng thành một cách hoàn hảo nhất trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành đầy gian lao và vất vả này nhé!
Hãy là một gia đình vui vẻ và đầy ắp tiếng cười
Mục lục
Nuôi dạy con trưởng thành là việc hệ trọng, nhưng công việc mưu sinh bận rộn đến mờ mắt hằng ngày khiến người ta trở nên mỏi mệt. Sự căng thẳng đó của cha mẹ sẽ truyền đến con cái. Chính vì lẽ đó, việc cha mẹ cần phải tạo ra thời gian riêng cho bản thân và giữ tinh thần mình luôn thoải mái là điều vô cùng quan trọng. Hãy tạo ra khoảng thời gian thư giãn bằng cách vợ chồng giúp đỡ lẫn nhau, phát huy hiệu quả của các tổ chức, mạng lưới giúp nuôi dạy con hay tiếp nhận sự giúp đỡ của những người hỗ trợ trông trẻ, bạn bè, các hệ thống dịch vụ…
Hơn nữa, bạn cũng đừng bao giờ trăn trở một mình mà hãy dũng cảm tìm kiếm sự tư vấn ở các trung tâm y tế, trung tâm tư vấn giáo dục gia đình hay trung tâm tư vấn trẻ em… Ngay cả các trường mẫu giáo và Vườn trẻ được công nhận cũng tiến hành trợ giúp việc nuôi dạy đối với cả những trẻ không được gửi ở đây. Cách thức tiến hành thay đổi tùy theo nhà trẻ. Vì vậy, trước hết bạn hãy thử đến hỏi những nhà trẻ đó. Những gia đình mà cha mẹ lúc nào cũng tươi cười vui vẻ sẽ khiến cho con cái cảm thấy hạnh phúc.
Con cũng kỳ vọng ở cha mẹ như cha mẹ kỳ vọng vào con
Việc cha mẹ quan tâm đến con cái được coi là chuyện đương nhiên, nhưng trong thực tế có bao nhiêu bậc cha mẹ thực sự quan tâm tới con?
Quan tâm đến con là việc hiểu biết về những vấn đề của con từ những chi tiết nhỏ nhất trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành . Đó là việc lắng nghe con, cố gắng lý giải thế giới của con và cho dù không như mình nghĩ đi chăng nữa thì vẫn vui vẻ, bao dung chấp nhận.
Bằng việc biết ơn sự hiện hữu của con, tôn trọng và yêu thương con sâu sắc, mối quan hệ giữa cha mẹ và con sẽ ngày thêm bền chặt. Nếu cha mẹ tiếp xúc với con bằng tấm lòng quan tâm, trẻ em sẽ cảm thấy an tâm khi trò chuyện với cha mẹ và những dằn vặt về chuyện bắt nạt chắc chắn sẽ được làm rõ một cách tự nhiên.
Dạy dỗ con bằng tất cả tình yêu thương
Con người là thực thể luôn muốn được người khác hiểu và yêu thương, nhất là với những người thân cận, gần gũi, ruột thịt. Cũng có trường hợp con người trở nên tức giận khi bất mãn vì không được người khác hiểu tích tụ lại. Đương nhiên khi trẻ cáu giận, cả trẻ và cha mẹ đều không nhìn rõ nguyên nhân, nhưng thực tế mọi chuyện đều có lý do của nó. Việc hằng ngày cha
Mẹ lắng nghe trẻ, suy nghĩ tích cực, đối xử bình đẳng và quan tâm sâu sắc tới trẻ sẽ khiến trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương thì trẻ sẽ có thể đối diện với vấn đề bằng tâm thế bình tĩnh hơn. Từ đó, trẻ có thể tiếp nhận sự khác biệt hay các vấn đề khác một cách nhẹ nhàng và trưởng thành hơn.
Không ai có thể sống một mình hãy hòa nhập nhiều hơn
Tất cả mọi người chúng ta đều cần giúp đỡ lẫn nhau để sống. Đó là điều hiển nhiên nhưng những trẻ được bạn bè, thầy cô và gia đình bao bọc lại đang dần dần khó nhận ra điều đó. Vào ngày nghỉ, cha mẹ hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động ở địa phương và hoạt động tình nguyện. Việc phát hiện ra những gì bản thân có thể làm được, đem lại cho trẻ cơ hội hành động để có mối quan hệ với việc nâng cao ý thức “bản thân là một thành viên của xã hội” rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc cùng hoạt động với nhiều người lớn là cơ hội tốt để suy ngẫm về cách sống và con đường trong tương lai cũng như hiểu biết của trẻ về quy tắc xã hội.
Trong quá trình gặp gỡ các tư duy, quan điểm giá trị khác biệt và trải nghiệm chịu đựng, nhường nhịn, thương thuyết, trẻ em sẽ trang bị cho mình tính xã hội.
Dậy cho con những quy tắc ứng xử riêng trong gia đình
Trong quy tắc gia đình có quy tắc thuộc về đời sống như chào hỏi, giờ về nhà, giờ ngủ, sự chỉn chu và cả các quy tắc thuộc về đạo đức như không làm phiền người khác, không được nói dối… Để tạo ra tính nhất quán và hiệu quả trong việc dạy con, cha mẹ hãy thảo luận kĩ, đặt ra quy tắc và cùng con tuân thủ những quy tắc ấy. Bên cạnh đó, việc lắng nghe ý kiến của con và cùng con đặt ra quy tắc trong gia đình cũng rất quan trọng.
Nếu quá dễ dàng mua cho trẻ những món đồ chúng đòi hỏi, trẻ sẽ dần mất đi khả năng nỗ lực, chịu đựng và sáng tạo để có được thứ mình muốn. Trẻ sẽ thèm khát vật chất một cách vô độ và không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Vậy nên, dù trẻ có đòi, cha mẹ cũng không nên dễ dàng đáp ứng mua các món đồ quá mức cần thiết. Hãy dạy trẻ biết tự lo liệu với số tiền tiêu vặt không quá lớn đã được quyết định sẵn.
Nếu thực sự nghĩ về con thì hãy dành cho con trái tim và tình cảm hơn là tiền bạc.
Khen ngợi khi con làm việc tốt
Những người cho rằng “chỉ cần tốt với mình là đủ” hay “không tuân thủ quy tắc” là những người thường không được người khác tin cậy. Khi trẻ có những suy nghĩ như vậy mà cha mẹ không nghiêm khắc điều chỉnh cho trẻ thì có khả năng trẻ sẽ lầm tưởng rằng mình làm như thế là tốt. Cha mẹ cũng hãy từ bỏ ý nghĩ “chỉ cần được việc của con mình là xong”. Đối với những hành vi hay việc làm sai trái của trẻ, cha mẹ phải trách mắng thật lòng với sự yêu thương và dạy con đúng cách.
Cha mẹ cũng phải chú ý đừng để bản thân vi phạm các nguyên tắc. Hãy luôn là người cha, người mẹ được con cái tin tưởng và kính trọng.
Đưa ra hình phạt nếu con làm sai
Dạy con rất quan trọng trong việc nuôi dạy con trưởng thành, nhưng cũng có trường hợp cha mẹ nghĩ rằng không thể không dạy và không kìm chế được, nên dẫn đến việc đánh con. Đấy có lẽ là do việc nuôi con gây nên sự căng thẳng, lo lắng và làm cho cha mẹ quên đi tình yêu đối với con, từ đó chuyển thành hành vi trách mắng.
Điểm mấu chốt của cách trách mắng giỏi là việc đứng trên lập trường của con – “phía bị trách mắng” để suy ngẫm. Hãy thử đặt mình vào vị trí của con để nghĩ xem “Nếu bị nói như vậy thì trẻ sẽ cảm thấy ra sao?”, “Trẻ sẽ tiếp nhận nó như thế nào?”.
Cách trách mắng làm tổn thương thân thể và trái tim con không những không có hiệu quả giáo dục mà còn có khả năng trở thành hành vi ngược đãi trẻ em.
Hạn chế việc con tiếp xúc quá nhiều với ti vi hay thiết bị di động
Nếu trẻ em mải mê với tivi, trò chơi điện tử, video, máy tính, điện thoại,… thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự trưởng thành khỏe mạnh của tâm hồn. Trẻ sẽ thiếu trải nghiệm tiếp xúc với con người và thiên nhiên, không phát triển được năng lực xây dựng mối quan hệ với con người và lòng quan tâm tới người khác, cảm giác thực về sự sống và cái chết hời hợt, không phân biệt được hiện thực và giả tưởng…
Hãy tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi với bè bạn, trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên; đồng thời tạo ra các quy định để ngăn ngừa việc trẻ say mê quá mức tivi, trò chơi điện tử, video, máy tính, điện thoại,… và giúp trẻ có thói quen tuân thủ các quy định đó. Ví dụ như khi chọn các phần mềm trò chơi điện tử trên tivi, phải chú ý đến các dấu hiệu thể hiện độ tuổi của đối tượng sử dụng tùy theo nội dung trò chơi.
Điện thoại di động và internet là công cụ có ích hay có hại cho trẻ em còn tùy thuộc vào cách sử dụng. Do nó có thể kết nối tức thời với thông tin bên ngoài thế giới, cho nên khả năng trẻ em sẽ tiếp xúc với những mối nguy hiểm chưa từng biết tới cũng cao hơn.
Cha mẹ hãy cùng trẻ thảo luận xem “tại sao con lại muốn sử dụng” rồi quyết định có cho trẻ dùng hay không trên cơ sở của sự đồng thuận.
Khi cho trẻ dùng cần đặt ra các quy định trong gia đình đối với địa điểm, thời gian, mục đích sử dụng phù hợp với các giai đoạn phát triển của trẻ như: thiết lập chức năng lọc web, không được mang điện thoại di động vào phòng khi ngủ, không được dùng sau 10 giờ đêm trở đi…
Đồng thời, cha mẹ cũng cần dạy trẻ nên cẩn thận với việc sử dụng điện thoại ở nơi công cộng với chế độ cài đặt “im lặng” và các phương pháp bảo vệ bản thân trước các nguy cơ như: không cho người lạ biết thông tin cá nhân, không gặp người lạ.
Dạy trẻ làm việc nhà và có ý thức trách nhiệm
Đằng sau những lời nói, hành động lấy bản thân mình làm trung tâm và chậm tự lập của trẻ là sự tồn tại của việc trẻ chưa trang bị cho mình tư duy về trách nhiệm của bản thân. Dường như nhiều bậc cha mẹ có xu hướng nuông chiều con làm thay con mọi việc và không dạy con “tự làm những việc của bản thân”.
Việc quyết định các quy tắc trong gia đình như số tiền tiêu vặt, giúp đỡ bố mẹ tùy theo độ tuổi để thúc đẩy trách nhiệm và sự tự lập tương ứng với sự trưởng thành của trẻ rất quan trọng. Trải nghiệm “mua thứ mình thích bằng tiền tiêu vặt của mình” đối với trẻ em sẽ trở thành thứ không gì có thể thay thế được.
Bên cạnh đó có thể nói việc giúp đỡ bố mẹ là bước đi đầu tiên học về việc nhà cần thiết tối thiểu cho cuộc sống. Việc trẻ có thể đi mua sắm hay sắp xếp, thu dọn trong nhà sẽ làm cho trẻ tự tin hơn.
Chế độ ăn uống không điều độ sẽ làm cho cả cơ thể và tâm hồn rối loạn
Đối với trẻ đang trong thời kỳ phát triển về cơ thể và tâm hồn, ăn uống là việc vô cùng quan trọng.
Gần đây đang nảy sinh nhiều vấn đề có nguyên nhân xuất phát từ ăn uống như trẻ không ăn sáng, ăn một mình, khuynh hướng béo phì do hấp thụ quá mức chất dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt không khoa học…
Để trẻ có được cơ thể khỏe mạnh, các bậc cha mẹ hãy cố gắng chuẩn bị bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.
Số trẻ em không ăn sáng đang ngày một tăng lên. Bên cạnh đó cũng phát sinh các vấn đề như béo phì hay ăn uống quá mức.
Việc ăn uống không chỉ có ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe cơ thể mà còn tác động tới cả sự trưởng thành của tâm hồn. Những bữa ăn gia đình sum họp sẽ chuyển tải tình cảm yêu thương của cha mẹ tới con một cách tự nhiên. Nhờ đó, niềm hạnh phúc và sự tin cậy sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ đối với tâm hồn của trẻ.
Hãy cố gắng quy định những ngày nào đó trong tuần cả nhà sẽ cùng ăn và biến nó thành thói quen của gia đình.
Vui chơi giúp trẻ lớn lên
Vui chơi rất quan trọng đối với sự trưởng thành của tâm hồn trẻ thơ. Đặc biệt trẻ nhỏ thông qua hoạt động vui chơi để kích thích các giác quan phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự suy giảm các cơ hội vui chơi, việc chuyển từ vui chơi, đùa nghịch ở ngoài trời vào chơi một mình ở trong nhà cũng là vấn đề đáng chú ý.
Ngoài ra, còn xuất hiện những trẻ “không thích vui chơi ngoài trời” vì nghiền tivi hoặc do cha mẹ quá bao bọc mà, ngại chơi ở bên ngoài vì sợ ngã đau, sợ bẩn,…
Hãy nhận thức về tầm quan trọng của việc vui chơi ngoài trời đối với trẻ và cho trẻ vui chơi thật nhiều.
Với trẻ em hiện nay, hoạt động vui chơi trong phòng với tivi và trò chơi điện tử đang tăng lên và vui chơi ngoài thiên nhiên đang ngày một giảm đi. Hãy khuyến khích trẻ chơi ở ngoài trời, dẫn trẻ đến nơi có thiên nhiên, làm cho trẻ cảm nhận được sự vui vẻ khi tiếp xúc với động thực vật, thiên nhiên. Cả gia đình hãy tham gia vào các hoạt động thân thiện với thiên nhiên ở địa phương, đôi khi cha mẹ hãy tách ra để con một mình tham gia vào các hoạt động đó.
Bằng việc vui chơi giữa thiên nhiên, trẻ em sẽ được trải nghiệm sự ngạc nhiên, cảm động và cảm quan phong phú, đồng thời có được thái độ coi trọng tự nhiên, môi trường, học được tầm quan trọng của việc nhẫn nại.
Các trải nghiệm phong phú sẽ giúp trẻ trưởng thành
Trải nghiệm rất quan trọng đối với sự trưởng thành tâm hồn của trẻ em. Thông qua các trải nghiệm phong phú từ thời thơ ấu mà trẻ em phát triển các giác quan, vận động, chế tạo các đồ vật và tưởng tượng.
Ngoài ra, thông qua các hoạt động trải nghiệm phong phú, những việc làm cho gia đình, những người xung quanh, địa phương mà trẻ em cảm nhận được niềm hạnh phúc và có được những tình cảm tự nhiên của con người.
Bên cạnh đó cũng có cả những bậc cha mẹ có nhận thức sai lầm rằng “Đã vào tiểu học rồi thì việc học là số một, việc vui chơi coi như chấm dứt”.
Hãy nhận thức về tầm quan trọng của việc vui chơi bên ngoài đối với trẻ em và cho trẻ vui chơi thật nhiều, ngay cả khi trẻ đang học tiểu học hay đang học trung học cơ sở.
Kết luận
Để trẻ em quan tâm đến người khác và có mối quan hệ con người phong phú thì trước tiên việc xây dựng gia đình bằng sự quan tâm lẫn nhau rất quan trọng trong việc nuôi dạy con trưởng thành.
Để trẻ em mở rộng thế giới đời sống của bản thân thì sự tận tụy, quan tâm tới gia đình của cha mẹ là điều rất cần thiết.
Bên cạnh đó, việc cha mẹ, con cái nói những lời quan tâm lẫn nhau hằng ngày cũng rất quan trọng.
Đặc biệt khi đối mặt với những khó khăn thì sự quan tâm, động viên, an ủi sẽ giúp chúng ta có thêm dũng khí đối diện với khó khăn. Ngoài ra nó còn tạo nên năng lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản
Tham khảo ngay: đồng hồ định vị trẻ em ct16 , Đồng hồ định vị trẻ em ANNCOE , Đồng hồ định vị trẻ em Wonlex kt17s , Đồng hồ định vị trẻ em 360 e1 ,
Xem thêm: Review các loại app quản lý đồng hồ định vị trẻ em
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay