CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM ĐÚNG CÁCH
Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 3 tháng – 3 tuổi. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không có lộ trình điều trị hợp lý có thể ảnh hướng đến khả năng nghe của trẻ, hệ thần kinh của trẻ. Vậy viêm tai là gì? dấu hiệu và cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em ra sao cha mẹ cùng KiddiHub tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
- BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM VÀ CÁC CHÚ Ý CHO CHA MẸ
- VIÊM AMIDAN Ở TRẺ- CĂN BỆNH HAY GẶP PHẢI NHẤT
- BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM: DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
1. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là gì?
Mục lục
Viêm tai giữa là bệnh do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào khoảng không phía sau màng nhĩ gây nên. Với các dấu hiệu nhiễm trùng, kèm có dịch hoặc mủ trong tai giữa, gây đau đớn cho bé.
2. Một số triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em
- Trẻ bắt đầu quấy khóc, khó ngủ, bỏ bú, bỏ ăn, nôn trớ hay tiêu chảy.
- Trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân thường xuất hiện với các triệu chứng viêm họng, chảy nước mũi,…
- Trẻ thường xuyên đau tai, thường xuyên kéo và dụi tai.
- Thính lực giảm, cảm giác đầy trong tai, có dịch từ ít tới nhiều chảy ra từ tai
3. Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em đúng cách
3.1 Điều trị bằng thuốc
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ và người lớn hầu hết phải dùng thuốc khang sinh để điều trị. Tuy nhiên có một số trường hợp ở giai đoạn nhẹ không cần phải dùng kháng sinh, có thể dùng thuốc giảm đau cùng với thuốc nhỏ tai để điều trị.
Theo khuyến cáo lộ trình điều trị kháng sinh 7 ngày, tuy nhiên theo tình hình bệnh, thời gian dùng kháng sinh sẽ dài ngắn khác nhau. Các kháng sinh thường được sử dụng là augmentin, azithromycin, các cephalosporin thế hệ I, II, III. Trường hợp có rách màng nhĩ hoặc bị phồng và đau dữ dội kèm sốt và tiêu chảy, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ tai gồm kháng sinh và hydrocortisone, giúp thính giác trở lại bình thường và màng nhĩ tự lành.
Đối với trẻ sốt từ 39 độ trở lên, đau đầu, tai có nhiều chất lỏng sau 48h tình trạng không cải thiên. Sẽ cần điều trị kháng sinh, trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi thường điều trị kháng sinh trong vòng 10 ngày, trẻ trên 2 tuổi điều trị trong khoảng 5 ngày.
3.2 Theo dõi sau điều trị
Trẻ bị viêm tai giữa sau điều trị phải được khám lại trong vòng từ 1-4 tuần. Để xem đã hết nhiễm trùng, dịch trong tai đã hết chưa. Nếu lại xuất hiện thì cần có lộ trình điều trị phù hợp để khỏi hẳn.
4. Phòng chống bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Cần điều trị sớm viêm nhiễm tại mũi họng bằng cách phát hiện sớm: khi mũi bị viêm, dịch mũi sẽ chảy theo hai đường: ra cửa mũi sau và xuống thẳng họng (loại chảy mũi này thường ít được phát hiện và hay gây biến chứng viêm họng, viêm thanh khí phế quản do bố mẹ không nhìn thấy nên trẻ không được điều trị sớm). Loại chảy thứ hai ra cửa mũi trước, loại chảy mũi này dễ phát hiện, do đó ít khả năng gây biến chứng. Tuy nhiên, loại này lại dễ gây viêm tai giữa nếu không điều trị mũi đúng cách. Nếu thấy trẻ thở to hơn bình thường trong khi ngủ, đôi khi lại phải há mồm thở và sáng ngủ dậy hay ho húng hắng, những dấu hiệu đó thể hiện là trẻ đang bị viêm mũi. Bạn nên cho trẻ đi khám bệnh và điều trị ngay trong giai đoạn này.
Việc điều trị viêm mũi tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được đúng. Hãy tưởng tượng hốc mũi như một dòng suối, thông với các hang động là tai giữa và các xoang (tùy theo tuổi). Dịch mũi chứa đầy trong hốc mũi kèm với hiện tượng sung huyết của niêm mạc hốc mũi và các cuốn mũi.
Không nên lạm dụng bơm rửa mũi trẻ bằng dung dịch muối biển rồi bắt trẻ xì mũi, động tác này làm cho dịch trong hốc mũi sẽ đi theo ba đường: một phần dịch ra ngoài mũi, một phần dịch bị đẩy vào lòng các xoang kế cận (nếu có) và một phần dịch bị đẩy vào tai giữa và đây là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ. Thường xuyên bơm rửa và hút mũi cũng làm tổn thương lớp thảm nhày trên bề mặt của hệ thống niêm mạc mũi, lúc này, niêm mạc mũi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng trực tiếp với môi trường, do đó, dễ tổn thương hơn và gián tiếp tác động làm tăng khả năng bị viêm tai giữa ở trẻ.
Lạm dụng bơm rửa mũi có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Cách nhỏ mũi không hợp lý cũng làm cho tác dụng của thuốc nhỏ mũi giảm tác dụng. Việc này làm cho quá trình viêm mũi của trẻ kéo dài – và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa.
Viêm tai giữa có nguồn gốc từ viêm mũi họng xuất hiện khi có hiện tượng bít tắc lỗ vòi tai, từ đó hình thành áp lực âm trong tai giữa gây tăng tiết của niêm mạc tai giữa, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó, quá trình viêm tai giữa bắt đầu hình thành.
Việc điều trị viêm mũi họng không phải lúc nào cũng đơn giản, chính vì thế, nếu trẻ bị viêm mũi họng kéo dài hay điều trị trong một tuần mà viêm mũi họng càng ngày càng nặng thì sự chăm sóc của các bác sĩ chuyên ngành tai mũi họng là thật sự cần thiết, phải tuân thủ tuyệt đối đơn thuốc cũng như lời hướng dẫn của thầy thuốc, không tự động dừng thuốc khi chưa cho trẻ đi khám lại.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tai giữa và cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em với phương pháp điều trị theo y học hiện đại lẫn dân gian mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bậc phụ huynh. Bố mẹ hãy quan tâm đến con nhiều hơn để phát hiện bệnh sớm nhất, giúp trẻ giảm sự khó chịu cũng như đau đớn. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
Lời Kết
Bệnh viêm tai giữa nếu được phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc đúng cách trẻ rất nhanh hồi phục. Tuy là bệnh lành tính nhưng vẫn có thể gây biến chứng bố mẹ không nền chủ quan nhé. KiddiHub mong rằng với những kiến thức cung cấp ở trên cha mẹ đã có thêm nhiều cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay