Site Loader
bệnh thủy đậu ở trẻ em

BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM: DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Bệnh thủy đậu xuất hiện quanh năm, nhưng thời điểm bùng phát bệnh là vào mùa đông xuân. Bệnh thủy đậu là bệnh do virus gây ra, bênh có tính chất lành tuy nhiên cũng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng hoặc bùng phát thành dịch. Bài viết này KiddiHub sẽ mách mẹ những dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm bệnh thủy đậu ở trẻ em để đảm bảo an toàn cho bé.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus mang tên Varicella Zoster gây ra. Đối tượng mặc bệnh thường là trẻ em dưới 12 tuổi chưa được tiêm phòng Vaccine. Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với dịch của người bệnh như hắt hơi, chảy mũi,…qua đường không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với các nốt phỏng bị vỡ, lở loét của người bệnh. Bệnh thường có những dấu hiệu sau:

Khi phát bệnh bé sẽ có những triệu chứng như sốt, đau họng, đau cơ, thân nhiệt của bé dao động từ 38,3 – 38,8 độ C. Thời điểm nay các vết ban đỏ hầu như không xuất hiện. Thời điểm nay kéo dài khoảng 1 ngày.

Sau đó cơ thể của bé bắt đầu xuất hiện những “nốt dạ”. Ban đầu là vùng bụng và lưng rồi lan ra khắp cơ thể như tay, đầu, chân, miệng, mặt,…Các “nột dạ” sẽ tiến triển thành những mụn nước, mụn bóng nước có chứa virus nên rất dễ lây lan cho người lành. Với trường hợp nhẹ cộng với chăm sóc đúng cách những mụn nước sẽ tự khô, trở thành vảy và tự khỏi trong 4-5 ngày.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em

Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu do virus gây ra chính vì thế thuốc kháng sinh hoàn toàn vô dụng với việc chữa bệnh cho bé. Tuy nhiên thuốc kháng sinh vẫn được sử dụng khi các vế t ban, nột dạ của trẻ bị nhiễm khuẩn.

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính nhưng đôi khi chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, viêm gan,…thậm chí là cướp đi sinh mạng của bé. Vì vậy để đảm bảo an toàn tuyệt đối bố mẹ nên cho bé đi bệnh viện. Các bác sỹ sẽ đưa ra những lộ trình phù hợp với độ tuổi và mức độ bệnh của bé.

Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em
Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Cách chăm sóc khi trẻ bị thủy đậu

Để việc điều trị thủy đậu cho bé có kết quả tốt mẹ cần kết hợp với một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là một số phương pháp tại nhà:

Khi mặc bệnh việc đầu tiên mẹ nên làm là cách ly trẻ với mọi người. Vì bệnh lây qua đường hô hấp và dịch từ những nốt ban. Mẹ nên cho trẻ nằm phòng riêng, thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên. Những vật dụng cá nhân của bé như cốc, bát đũa,…nên được để riêng và sát trùng thường xuyên. Thời gian cách ly từ 7 đến 10 ngày. Mẹ nên cách ly bé cho đến khi các nốt phỏng khỏi hẳn.

Giữ bàn tay và cơ thể trẻ luôn sạch sẽ. Mẹ nên cắt móng tay và đeo bao tay vải cho trẻ nhằm tránh nhiễm khuẩn vùng da khi trẻ cào, gãi các “nốt dạ”. Khi tắm rửa mẹ nên tắm nước ấm cho trẻ rồi lau nhẹ với khăn tắm sạch. Mẹ cần khéo léo để không làn vỡ các các nốt thủy đậu của bé. Để thoải mái, tránh ma xát mẹ nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi.

Về dinh dưỡng mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, mát giàu vitamin. Thực đơn ăn hàng ngày cần đa dạng tránh các thực ăn nhiều muối và axit.

Cách chăm sóc khi trẻ bị thủy đậu
Cách chăm sóc khi trẻ bị thủy đậu

Trường hợp bé bị sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sỹ. Trường hợp nốt thủy đậu bị nhiễm trùng mẹ có thể dùng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Nếu muốn các vết mụn vỡ không để lại sẹo, mẹ có thể dùng dung dịch Millian (xanh Methylene) để chấm nên các nốt dạ đã vỡ.

Cách chăm sóc khi trẻ bị thủy đậu
Cách chăm sóc khi trẻ bị thủy đậu

Trẻ bị thủy đậu cần kiêng kị những gì?

Về dinh dưỡng:

  • Trẻ cần tránh ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ. Các thức ăn cay nóng nhiều gia vị như: gừng, tỏi, hạt tiêu,…
  • Các loại thịt bò, thịt dê, thịt gà, các loại hải sản
  • Trái cây có tính nóng như: mận, đào, vải,…
Trẻ bị thủy đậu cần kiêng kị những gì
Trẻ bị thủy đậu cần kiêng kị những gì

Về thuốc:

  • Không nên cho trẻ dùng thuốc aspirin, vì có thể gây nên các bệnh suy gan, thậm chí tử vong.
 Trẻ bị thủy đậu cần kiêng kị những gì
Trẻ bị thủy đậu cần kiêng kị những gì

Ngoài ra mẹ cố gắng không cho bé gãi làm vỡ những nốt thủy đậu, dễ bị lây lan và nhiễm trùng. Mẹ cũng nên kiêng dùng các loại lá dân gian và thuộc uống, thuốc bôi không được chỉ định.

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu ở trẻ em

Để phòng tránh thủy đậu mẹ nên cho bé tiêm phòng vacxin phòng bệnh thủy đậu. Hiện nay lịch tiêm phòng với từng độ tuổi của trẻ như sau:

  • Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi: tiêm liều 1 và liều thứ 2 cách nhau ít nhất là 6 tuần hoặc có thể tiêm nhắc lại lần 2 khi trẻ 4-6 tuổi để hiểu quả hơn.
  • Còn với trẻ trên 13 tuổi tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 6 tuần.

Lời kết

Bệnh thủy đậu nếu được phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc đúng cách trẻ rất nhanh hồi phục. Tuy là bệnh lành tính nhưng vẫn có thể gây biến chứng bố mẹ không nền chủ quan nhé. Hãy cho con đi tiêm phòng sớm nhất có thể để đảm bảo an toàn cho trẻ. KiddiHub mong rằng với những kiến thức cung cấp ở trên cha mẹ đã có thêm cái nhìn tổng quan về bệnh thủy đậu ở trẻ em.

Mua đồ chơi thông minh, Giáo dục sớm cho bé ở đâu?

KIDDIHUB là gì?

KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.

KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ

#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường
Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *