BÉ CHẬM NÓI CHA MẸ CẦN PHẢI LÀM GÌ
Nhiều bậc cha mẹ có con trong tuổi bi bô và chập chững biết đi (từ khoảng 18-20 tháng tuổi) thường rất mong ngóng bé nhanh biết nói những âm tiết đầu tiên. Tuy nhiên ở nhiều bé, khả năng phát triển ngôn ngữ lại chậm hơn so với những trẻ khác, khiến bé chậm nói. Điều này làm không ít bậc phụ huynh lo lắng, vậy để giải quyết nỗi lo ấy ra sao ? Bài viết này của Kiddihub ngày hôm nay chính là lời giải đáp cho nguyên nhân tại sao bé chậm nói và tình trạng của bé ở mức nào để có những biện pháp chữa trị tốt nhất nhé!
Nguyên nhân gây ra việc bé chậm nói
Mục lục
Có hai nguyên nhân chính gây ra việc bé chậm nói đó là nguyên nhân về thể trạng sức khỏe và nguyên nhân về tâm lí
Nguyên nhân về thể trạng sức khỏe có thể là do các chức năng bộ phận như tai, mũi, họng, dây thanh quản hay não bộ chỉ huy ngôn ngữ gặp trục trặc. Không thực hiện được chức năng giao tiếp, hoặc có nhưng không linh hoạt hoặc chậm nói trong thời gian đầu,….
Nguyên nhân về tâm lí có thể là do bé ngay từ khi còn rất nhỏ có những chấn động không mong muốn gây hoảng loạn và sợ sệt,…
Phương pháp giúp trẻ phục hồi khả năng giao tiếp và khắc phục tật chậm nói
Nói chuyện với bé nhiều hơn
Khi bé mới sinh ra đã biết cười đùa hóng chuyện rồi, mặc dù các bé chỉ “ê”, “a” nhưng đó chính là những tín hiệu ngôn ngữ đầu tiên của bé. Người lớn hãy cùng bé tiếp chuyện để bé cảm thấy hưng thú và làm quen với việc giao tiếp. Không những thế trẻ còn có thể học theo các cử chỉ ánh mắt và nhại theo người lớn nhanh hơn. Mặc dù chưa hiểu và đáp lại câu chuyện nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được những tín hiệu giao tiếp đầu tiên này.
Đọc sách giúp cho bé chậm nói nhanh nói hơn
Việc đọc sách đã có tác động quan trọng tới sự phát triển não bộ và tư duy của trẻ. Bằng những cuốn sách hay những câu chuyện với nội dung gần gũi, ý nghĩa, ngôn từ đẹp, hình ảnh sặc sỡ, nổi bật thu hút sự chú ý của trẻ con chính là cách cha mẹ truyền tải cũng như trau dồi kho tàng ngôn ngữ cho bé. Việc đọc sách và kể chuyện mỗi tối sẽ tạo thành thói quen và giúp mở rộng vốn từ cho bé cũng như tính cách tốt đáng học tập trong những câu chuyện đó.
Nói chuyện với bé như những người bạn
Trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ từ rất lâu chỉ là chưa thể nói ra, nhưng đừng vì vậy mà cha mẹ nghĩ là trẻ còn nhỏ và chưa hiểu gì nhé. Cha mẹ hãy nói chuyện với con như những người bạn kể chuyện và tâm tình với con. Nếu bạn nói chuyện với con càng nhiều, trẻ được sống trong môi trường giàu ngôn ngữ sẽ phát triển khả năng ngôn ngữ nhiều hơn nữa.
Để bé thỏa sức viết vẽ và thoải mái sáng tạo trên những trang giấy
Hãy cho con tiếp xúc thật nhiều với các đồ vật và mọi thứ xung quanh chúng cả ở nhà và bên ngoài. Cha mẹ có thể hỏi con bằng cách dạy cho con biết đây là quả gì và nó có màu gì, bảo chúng vẽ và tô lại màu quả như thế,….
Tạo các mối quan hệ cho bé giao lưu chơi đùa với những trẻ khác
Đặc biệt khi chơi đùa với các bạn đồng trang lứa chúng sẽ có vẻ hiểu nhau hơn và phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn, nhanh nói hơn trẻ sẽ có hứng thú chơi đùa và có những tín hiệu ngôn ngữ riêng cho đồng đội của mình.
Dạy trẻ qua các bài hát
Âm nhạc có sức hút cực lớn đối với trẻ con, khi có tiếng nhạc nổi lên là chúng đã nhún nhảy theo bài nhạc rồi. Giai điệu của âm nhạc dễ đi vào nhận thức của trẻ và khiến trẻ nhớ lâu hơn, góp phần kích thích trẻ nhanh biết nói và nói tốt hơn, hay hơn.
Phản ứng lại những tín hiệu ngôn ngữ của trẻ
Khi trẻ đưa tay về phía bạn, ý của chúng là muốn được gần bạn vì thế hãy đón trẻ, ôm con và hỏi con ” Mẹ bế con nhé! “. Khi trẻ nhìn bạn chăm chú, hãy giao tiếp bằng mắt và nói chuyện với trẻ, việc giao tiếp bằng mắt giúp trẻ chú ý và thấy được sự quan tâm của cha mẹ. Trẻ sẽ thấy sự an toàn và hiểu được rằng luôn có một ánh mắt, một vòng tay rộng ôm ấp và chở che chúng.
Dành nhiều thời gian cho con hơn
Cuộc sống bộn bề những lo toan, công việc ở công ty rồi đến việc nhà khiến nhiều bậc cha mẹ không có thời gian trò chuyện và chơi đùa cùng con. Điều này khiến chúng rụt rè và làm giảm việc giao tiếp lại. Cha mẹ không cần thiết phải dành toàn bộ thời gian cho con 24/24 mà chỉ cần ngồi lại chơi một món đồ chơi cùng con, xem ti vi cùng con hoặc cũng có thể cùng con ra ngoài đi chơi vào cuối tuần như đi dã ngoại, đi siêu thị,…. Hãy nhớ rằng cũng nên để cho trẻ có những không gian riêng của chúng nữa.
Cần biết sắp xếp thời gian nói chuyện với con hợp lí, tránh nói chuyện trong bữa ăn khiến trẻ sao nhãng việc ăn và còn hình thành thói quen xấu. Ngoài ra, việc không thật sự tập trung vào câu chuyện hay chủ đề mà con đang nói, bạn chỉ gật đầu cho xong còn mắt vẫn nhìn vào điện thoại sẽ khiến con cảm thấy câu chuyện của mình không được thú vị, nhàm chán và sẽ mất dần hứng thú giao tiếp.
Kết luận
Việc chậm nói ở nhiều bé có thể là do ảnh hưởng tâm lý nào đó hoặc do quá trình phát triển thể chất không đều của bé, cha mẹ cần sớm tìm cách khắc phục chho con yêu. Mong rằng bài viết trên của Kiddihub là bổ ích giúp ích cho cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng con yêu giúp bé nhanh biết nói nhé!
Tham khảo ngay: đồng hồ định vị trẻ em ct16 , Đồng hồ định vị trẻ em ANNCOE , Đồng hồ định vị trẻ em Wonlex kt17s , Đồng hồ định vị trẻ em 360 e1 ,
Xem thêm: Wonlex kt17s – đồng hồ định vị trẻ em chống nước tốt nhất thời điểm hiện tại.
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay