NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ
Các quốc gia châu Á, đặc biệt Việt Nam thì bệnh tay chân miệng là một căn bệnh khá phổ biến và hay gặp ở trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh mà phần lớn chúng ta đều quen thuộc nhưng có thể nhiều bậc cha mẹ còn chưa biết hết những nguyên nhân gây bệnh và phòng bệnh cũng như chăm sóc cho con
Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe bé yêu hãy cùng Kiddihub tìm hiểu và giải tỏa nỗi lo này thông qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ
Mục lục
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Nhóm virus này bao gồm nhiều loại khác nhau như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và các loại Enterovirus khác. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các virus nhóm Enterovirus, bao gồm virus Enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Chủ yếu các loại virus gây tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh qua đường miệng như dịch tiết ra từ mũi, miệng và cả phân của trẻ. Đặc biệt trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nếu như
- Trẻ chơi với trẻ bệnh hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ nước mũi, nước bọt của người bệnh trong lúc ho hay hắt hơi.
- Trẻ tiếp xúc với đồ chơi hay sàn nhà hay bất cứ vật gì có dính virus gây tay chân miệng,
- Không rửa tay thường xuyên, khiến virus lây lan
Bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn do việc lây lan rất dễ và nhanh. Khi có trẻ mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh hay chữa trị kịp thời, những trẻ xung quanh sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.
XEM THÊM ĐỌC BÀI VIẾT NÀY ĐỂ BIẾT CÁCH HẠ SỐT NHANH CHÓNG TẠI NHÀ CHO BÉ YÊU NHÉ
XEM THÊM TRẺ SINH NON VÀ CÁCH CHĂM SÓC NGAY TẠI NHÀ
Nhận biết trẻ đã mắc bệnh tay chân miệng?
Bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp nhiều ở trẻ dưới 10 tuổi,hay gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì càng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng.
Thân nhiệt cao hơn bình thường, từ 37,5 độ trở lên, trẻ hay quấy khóc, đổ mồ hôi, ngủ li bì nhiều hơn thường ngày, không thích chơi đùa, bỏ bú hoặc không chịu ăn hay thở gấp. Tuy nhiên nếu như trẻ sốt cao thì sẽ kèm theo các triệu chứng khác như: hôn mê, co giật, nôn, khó thở, tím tái, ngủ li bì. Những biểu hiện này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước và chứa chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Chúng thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.
Một số ít trường hợp, khi gặp phải biến chứng nặng, trẻ sẽ sốt cao từ 39 độ C trở lên, sốt trên 2 ngày, ói nhiều, lừ đừ, thở nhanh, thở khó, quấy khóc, bứt rứt, giật mình, run co giật , … Đây là lúc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ như thế nào?
Bệnh tay chân miệng không có phương pháp đặc trị, cách điều trị hữu hiệu nhất là chăm sóc trẻ thật tốt thông qua việc cho trẻ uống nước thường xuyên, khuyến khích trẻ ăn uống và cho uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung thật nhiều nước hạ sốt cho con yêu
Tình trạng mất nước trong cơ thể sẽ xảy ra nếu bé sốt. Chính vì thế hãy cố gắng khuyến khích con ăn cũng như bổ sung thêm nhiều chất lỏng như nước trái cây, súp, cháo, nước lọc, các loại trà thảo dược, điện giải bù nước (oresol), giúp bé mau giảm sốt.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn do sự đau đớn gây ra bởi các vết loét bên trong niêm mạc miệng. Vì thế cha mẹ nên cho trẻ ăn những món mềm, nhỏ, để trẻ dễ ăn và kích thích ngon miệng như súp, cháo, các loại sinh tố trái cây… để tăng sức đề kháng, mau lành các vết loét trong miệng, bảo vệ vị giác. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ dùng các thực phẩm nhiều nước, và bổ sung vitamin C như ;ổi, táo, cam…
Nếu trẻ bị sốt, có thể cho con dùngaa ibuprofen để giảm sốt hoặc đau.Và nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức dùng thuốc cho trẻ nhé!
Nếu như trường hợp trẻ sốt quá cao từ khoảng trên 39 độ C, cha mẹ hãy cho con dùng paracetamolcó ở dạng gói và siro rất dễ sử dụng cho trẻ nhỏ lại có hiệu quả hạ sốt nhanh, sau 30 phút sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ và ít có trường hợp biến chứng tác dụng phụ. Mẹ cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 – 15mg/kg thể trọng/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu vẫn còn sốt. Tổng liều tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/ngày.
Để bé mặc quần áo rộng rãi thoải mái giúp thoải mái hơn
Việc làm này sẽ giúp cơ thể dễ tỏa nhiệt, bé sẽ vẫn chơi đùa được ở nhà nếu như tình trạng sốt nhẹ. Vì thế hãy cho con mặc quần áo thoải mái và có thể sử dụng miếng dán hạ sốt để con thoải mái vui chơi quên đi việc khó chịu, bứt rứt khi ốm sốt.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức mà Kiddihub chia sẻ cho các quý phụ huynh về nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách phòng tránh cho trẻ tốt nhất. Hi vọng là bài viết trên là bổ ích cho các bậc phụ huynh cũng như có thêm những kiến thức về chăm sóc bé yêu nhé
Tham khảo ngay: đồng hồ định vị trẻ em ct16 , Đồng hồ định vị trẻ em ANNCOE , Đồng hồ định vị trẻ em Wonlex KT26 , Đồng hồ định vị trẻ em 360 e1 ,
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay