BỆNH SỞI Ở TRẺ EM VÀ 1001 CÁCH CHĂM SÓC
Bệnh sởi ở trẻ em là căn bệnh vô cùng hay gặp ở trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh không có thể tự khỏi tuy nhiên sẽ để lại biến chứng nếu như không được chăm sóc tốt và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ. Vậy bệnh sởi ở trẻ em là gì? Cách chăm sóc khi trẻ mắc sởi như thế nào là đúng cách? Cha mẹ hãy cùng theo chân Kiddihub trong bài viết này nhé!
Bệnh Sởi là gì?
Mục lục
Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra với các triệu chứng như sốt cao, phát ban, ho khan, đau mỏi toàn thân, chảy nước mũi,… Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ mũi họng của người bệnh chính là nguyên nhân chủ quan nhất gây lây lan và truyền nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh kéo dài và không có triệu chứng điển hình để có thể phòng ngừa
Bệnh sởi tiến triển rất nhanh, nặng và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Vì trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ có những bệnh như bệnh phổi mạn tính, tim bẩm sinh hay suy giảm miễn dịch. Vì vậy khi mắc sởi, hệ miễn dịch của trẻ sẽ ngày càng suy giảm khiến bệnh diễn biến ngày càng nặng hơn. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm khiến người bệnh dễ mắc phải các biến chứng khác như viêm não, viêm phổi, mù lòa, có nguy cơ tử vong rất cao.
Biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em
- Bệnh viêm tai giữa: Đây là một biến chứng thường gặp với những trẻ bị sởi. Thông thường tỷ lệ mắc là 1/10 trẻ
- Bệnh viêm thanh quản, viêm phổi: Thông thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Trẻ sẽ đau họng và khó thở bởi thanh quản bị co thắt. Sau đó là những vấn đề như khó thở, sốt cao
- Viêm não: Đây là biến chứng cực kì nguy hiểm khi người bệnh mắc biến chứng viêm não có thể rơi vào trạng thái hôn mê, co giật thậm chí là tử vong. Tuy nhiên tỷ lệ mắc biến chứng này rất ít nhưng đây là loại biến chứng đặc biệt nghiêm trọng cần phòng tránh.
- Viêm màng não: viêm màng não mủ sau viêm tai do mắc bội nhiễm.
- Nôn mửa, tiêu chảy: Đừng nhầm lẫn với trẻ bị triệu chứng tiêu chảy do bị virus thông thường bởi tiêu chảy sau sởi sẽ là nguy hiểm hơn
- Biến chứng mù lòa: Bị mờ hoặc loét giác mạc thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng hay thiếu vitamin A.
Nguyên nhân gây ra bệnh sởi
Do virus sởi gây ra với các triệu chứng như sốt cao, phát ban, ho khan, đau mỏi toàn thân, chảy nước mũi. Virus thuộc nhóm Paramyxo gây ra và có tốc độ lây lan cực nhanh. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ mũi họng của người bệnh chính là nguyên nhân chủ quan nhất gây lây lan và truyền nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh kéo dài và không có triệu chứng điển hình để có thể phòng ngừa
Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Trẻ có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Sốt trên 38 độ C, có thể kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi. Chảy nước mũi. Nhức đầu, đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân. Ngoài ra trẻ còn có những dấu hiệu như
- Sợ ánh sáng
- Đau đầu buồn nôn
- Không tỉnh táo
- Buồn ngủ
- Chán ăn
- Ngày đầu tiên: các nốt ban sẽ xuất hiện tại vị trí chân tóc, da đầu phía sau gáy, sau tai, ở mặt và ở cổ.
- Ngày thứ hai: Nốt ban bắt đầu xuất hiện nhiều hơn di chuyển xuống ngực, tay, lưng.
- Ngày thứ ba: Nốt ban bắt đầu xuất hiện khắp cơ thể.
Chăm sóc bệnh sởi ở trẻ em
- Vì đây là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp vì vậy hãy cho trẻ nằm cách ly trong khu vực thoáng mát, không có gió lùa, vệ sinh sạch sẽ.
- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều rau và trái cây, vừa giúp trẻ cung cấp thêm năng lượng để cơ thể nhanh chóng phục hồi vừa bù đắp lượng nước bị mất đi do tiêu chảy, nôn ói.
- Để loại bỏ các vi khuẩn sởi, bác sĩ sẽ dùng những loại kháng sinh liều mạnh. Trẻ sơ sinh thường phải nằm viện trong khoảng từ 1 đến 2 tuần để các bác sĩ theo dõi và điều trị. Mặc dù bệnh rất nguy hiểm, nhưng tỷ lệ chữa khỏi bệnh khá cao, đặc biệt là khoảng 90%, nếu như bệnh được chẩn đoán sớm trong giai đoạn đầu khi các triệu đầu tiên xuất hiện thì càng nhanh khỏi bệnh và không có những biến chứng về sau.
- Bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày. Nên cho trẻ uống nước lọc hoặc hoa quả tươi, tránh uống các loại nước ngọt, nước có ga.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể, xúc mũi và miệng cho trẻ hàng ngày
- Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc mà không có chỉ định cũng như sự đồng ý của bác sĩ.
Kết luận
Trẻ nhỏ sức đề kháng còn non nớt nên rất dễ mắc phải các bệnh do các tác nhân từ môi trường, vi khuẩn, viruts,… Chính vì thế cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe , chú ý các dấu hiệu của trẻ để có những biện pháp phòng tránh tốt nhất tránh những biến chứng và hậu quả về sau của bé. Trên đây là những dấu hiệu về bệnh sởi ở trẻ em mà Kiddihub sưu tầm gửi đến cha mẹ tham khảo. Mong rằng những kiến thức trong phạm vi bài viết là bổ ích giúp cho cha mẹ có những nhận thức và kiến thức trong quá trình chăm sóc bé yêu.
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay