Site Loader

“Con về phòng học đi” – Việc trẻ ở trong phòng, trái lại còn khiến chúng khó tập trung hơn

Chương 2:

Nuôi dưỡng sự tự tin trong trẻ với cảm giác yên tâm “thế này là được”

Những điều mà cha mẹ không thích nghe thì con trẻ cũng vậy. Hãy tôn trọng con như “một con người bình thường”. Đơn cử như việc bạn cứ liên tục nói “ngu ngốc” thì dù là ai chăng nữa cũng sẽ bắt đầu cho rằng “mình ngu ngốc thật”. Nếu ta liên tục công kích hoặc phủ định nhân cách, tính cách của người khác; thì họ có thể đánh mất giá trị của chính mình. Tuy nhiên cũng không đúng nếu ta khen ngợi hay tâng bốc trẻ một cách mù quáng.

Tôi nghĩ rằng các bạn nên tự xem xét lại mình với tâm thế “Con mình cũng là một người bình thường, giống bố mẹ nó”. Bố mẹ thường có xu hướng coi con mình là “trẻ con ấy mà” rồi chế nhạo hoặc xem nhẹ chúng. Tuy nhiên, trẻ con cũng có cảm xúc và tính cách của riêng mình. Nếu ta xem chúng như một người bình thường, thì ta sẽ không nói với chúng những lời mà ta không thích nghe, hoặc những câu mà ta không bao giờ nói với người khác.

Hãy khắc ghi trong tâm trí rằng, ta phải coi trọng con trẻ như một người bình thường. Chỉ như vậy thôi, con sẽ có được cảm giác “mình được coi trọng” và dần có được sự tự tin từ điều đó.

“Con về phòng học đi”

Việc trẻ ở trong phòng, trái lại còn khiến chúng khó tập trung hơn

Con tôi có phòng riêng nhưng thường làm bài tập ở phòng khách hoặc phòng bếp. Tôi nghĩ con sẽ không tập trung được, và nói “Con về phòng học đi”, nhưng…

Nơi trẻ nâng cao khả năng học tập của mình chính là phòng khách và bàn ăn. Các con đã có phòng riêng của mình rồi mà lại không sử dụng, bạn sẽ thấy thật phí phạm phải không nào.

Nhưng không sao đâu. Trong một nghiên cứu hỏi về “cách vượt qua rào cản” ở các thí sinh mới trúng tuyển THCS, thì hầu như chúng không học trong phòng mình, mà học ở phòng khách hoặc phòng bếp. Những bài tập như tính toán hoặc bài viết chữ kanji (chữ Hán) đều khô khan và phiền phức.

Nếu phải ngồi im một mình trong phòng và trật tự làm những việc tẻ nhạt đó; có lẽ đến người lớn cũng sẽ thấy khó khăn. Con trẻ là đối tượng vẫn luôn hiếu động và đầy ắp sự tò mò, nên chúng sẽ ngay lập tức thấy chán học. Nhưng nếu con học trong không gian có người lớn, cảm giác chán có thể sẽ bớt đi. Cảm giác hơi căng thẳng khi mẹ đang theo dõi, hoặc cảm giác yên tâm vì được trông nom có thể là điều tốt với trẻ.

Điều này giống như những người lớn có thể làm việc ở thư viện và quán cafe vậy, họ ý thức được rằng có những người khác trong phòng mà vẫn có thể tập trung rất tốt.

Hơn thế nữa, nếu ngăn cách không gian sống của trẻ với người lớn, bạn sẽ không biết con đang nghĩ gì, cũng rất khó để quan sát xem con đang làm gì. Phòng riêng của trẻ là nơi con có sự riêng tư và nuôi dưỡng tinh thần độc lập; nhưng việc cứ đuổi con về phòng sẽ giống như cha mẹ đang nói “Con đi vào phòng rồi làm gì thì làm, mẹ không cần biết” vậy.

Chẳng mấy mà đứa trẻ sẽ bắt đầu cho rằng “Về phòng mình thì thích làm gì thì làm” và sẽ suốt ngày ru rú trong phòng. Đến tuổi dậy thì, trẻ mới bắt đầu có ý muốn sở hữu “không gian riêng”, nên trước thời điểm đó, cha mẹ hãy cùng con duy trì “không gian chung của gia đình” nhé.

Mua đồ chơi thông minh, Giáo dục sớm cho bé ở đâu?

KIDDIHUB là gì?

KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.

KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ

#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường
Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *