TRẺ SƠ SINH ĐỔ MỒ HÔI ĐẦU VÀ NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT
Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu là hiện tượng sinh lí hết sức bình thường. Cha mẹ không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ được cải thiện khi lớn lên. Tuy nhiên khi thấy con ngủ dậy hoặc trong lúc ngủ đổ mồ hôi đầu thì không ít cha mẹ sốt sắng và lo lắng. Vậy cha mẹ hãy theo chân Kiddihub trong bài viết này để tìm hiểu về chứng đổ mồ hôi đầu ở trẻ em là như thế nào nhé!
Nguyên nhân đổ mồ hôi đầu ở trẻ em
Mục lục
Có rất nhiều nguyên nhân gây đổ mồ hôi đầu ở trẻ em. Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu đa số là những biểu hiện sinh lý đặc tính. Với trẻ sơ sinh thì sự trao đổi chất của trẻ xảy ra mạnh mẽ và rõ nét hơn so với người lớn. Chính vì thế cơ thể trẻ sơ sinh sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn đặc biệt là vùng đầu và lưng. Sau đây Kiddihub sẽ gửi đến cha mẹ những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đổ mồ hôi đầu ở trẻ em nhé!
Hệ thần kinh và não bộ chưa phát triển hoàn thiện gây đổ mồ hôi đầu ở trẻ
Giai đoạn từ (0 – 6) tuổi là thời kì vàng cho sự phát triển của trí não. Đây là thời kỳ não bộ tăng trưởng mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng nhất. Giai đoạn này cũng là thời điểm các tế bào thần kinh hình thành mạng lưới và phát triển liên tục lên đến 250.000 tế bào mới/phút. Vì vậy những năm đầu đời được xem như thời điểm quan trọng để kích thích và phát triển não bộ ở trẻ. Tuy nhiên,khi bé chào đời hệ thần kinh của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn toàn (trong 3 tháng đầu đời).Do đó hệ thần kinh chưa thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bé giống như người lớn, từ đó gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu.
Tuyến mồ hôi chưa phát triển gây đổ mồ hôi đầu
Ở người lớn tuyến mồ hôi chủ yếu phát triển ở nách và da thông thoáng lỗ chân lông nên có thể phát triển trên khắp cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ thì tuyến mồ hôi chưa phát triển trên khắp cơ thể nên các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất lại nằm trên đầu. Điều này khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu những lúc ngủ do không có sự thông thoáng hoặc bé ít cử động.
Nhiệt độ phòng quá nóng
Dễ dàng nhận thấy rằng ngay cả người lớn chúng ta sẽ đều đổ mồ hôi khi cảm thấy quá nóng bức. Tương tự như vậy, trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu là do cơ thể hoặc nhiệt độ trong phòng khá cao. Đặc biệt lại có nhiều bố mẹ thích cho trẻ sơ sinh mặc những bộ đồ dày, che chắn cơ thể từ đầu đến chân chống muỗi đốt, côn trùng cắn. Nhiều bé hay ngủ trong phòng điều hòa nên bố mẹ lo sợ con rét nên thường đắp thêm chăn cho con, che chắn thêm bằng gối chắn chống giật mình.
Nếu như cha mẹ đang có thói quen này, thì thực sự nên dừng lại và cho con mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi và không quá dày. Nếu sợ con lạnh, bạn có thể dùng thêm một chiếc chăn mỏng thôi nhé. Trong lúc bé ngủ mẹ hãy chú ý xem liệu con có đang đổ mồ hôi đầu hay không nhé. Nhiệt độ trong phòng máy lạnh tốt nhất là khoảng khoảng 26 – 27°C.
Những chú ý về tình trạng đổ mồ hôi đầu
Ngoài ra, nguyên nhân khiến sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu cũng có thể do các bệnh lý như còi xương, lao, sốt nhiễm virus… Nếu trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu do các bệnh lý thì thường kèm theo các dấu hiệu bất thường như , quấy khóc, xương mềm, thóp chậm đóng, …. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để có những biện pháp chữa trị kịp thời nhé!
Những vấn đề bất thường khi đổ mồ hôi đầu ở trẻ em
- Vấn đề về tim bẩm sinh
- Tăng tiết tuyến mồ hôi
- Ngưng thở khi ngủ
- Đột tử ở trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc đổ mồ hôi đầu ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu là hiện tượng sinh lí hết sức bình thường. Chính vì thế cha mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc bé một chút là có thể cải thiện được tình hình như :
Chăm sóc thân nhiệt cho bé
- Ba mẹ không nên mặc quá nhiều quần áo cho con. Cho trẻ mặc quần áo thoáng, mỏng nhẹ không nên đội mũ, thóp mũ để cơ thể thoát thân nhiệt tốt hơn. Ngoài ra hãy chú ý thời tiết bên ngoài tác động như không nên ra ngoài trời nóng
- Lau khô tóc, người khi con đổ mồ hôi quá nhiều để tránh cảm lạnh nhé.
Hấp thụ vitamin D bằng ánh nắng mặt trời cho trẻ
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ nhỏ nên được ra ngoài trời mỗi ngày ít nhất khoảng 10-15 phút để tiếp nhận không khí bên ngoài cũng như ánh sáng mặt trời. Khoảng thời gian để các bé tiếp nhận ánh nắng mặt trời tốt nhất là vào buổi sáng sớm hay chiều tà khoảng từ 10 – 15 phút/mỗi ngày.
- Thời điểm tiếp thụ ánh nắng có lợi nhất là từ 7 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Lúc này tia cực tím yếu nhất và ít gây hại cho bé. Mẹ tuyệt đối không nên cho bé tắm nắng ở nơi nhiều gió cũng như trực tiếp ánh nắng vào đầu, mặt, mắt và bộ phận sinh dục của bé. Hãy chuẩn bị cho bé một chiếc mũ trước khi ra ngoài nhé! Nếu bạn có ý định cho trẻ ra ngoài trong thời gian dài (hơn 15 phút), hãy sử dụng kem chống nắng loại dành riêng cho bé khoảng 15 phút trước khi đi và bôi lại sau mỗi vài giờ. Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi thì thời gian ra ngoài nắng liên tục là không quá 15 phút.
Bổ sung vitamin D cho trẻ
Việc bổ sung Vitamin D cho trẻ nhỏ phải có sự chỉ định của bác sỹ, thông thường trẻ sơ sinh hay được khuyên dùng sử dụng vitamin dưới dạng nhỏ giọt. Các công thức sữa cho bé mặc dù đã được bổ sung Vitamin D, tuy nhiên tùy vào mỗi bé mà khả năng hấp thụ lại khác nhau, bởi có nhiều bé khả năng hấp thụ chậm hoặc do bé bú quá ít. Chính vì thế mẹ cần có những tips nhỏ để bổ sung vitamin D vào bữa ăn hàng ngày cho bé nhé!
Ngoài ra các thực phẩm bổ sung nhiều vitamin D cho bé, có ở rất nhiều các loại như: sữa chua, phô mai, cá hồi, cá ngừ, trứng, ngũ cốc, đậu phụ, gan cá … Mẹ hãy bổ sung các loại thực phẩm này cho con yêu vừa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, vừa là nguồn cung cấp vitamin dồi dào nhất.
Kết luận
Cha mẹ hãy quan sát xem con có kèm theo những dấu hiệu bất thường nào hay không, để kịp thời có những biện pháp chữa trị cho bé hoặc đến bác sỹ kiểm tra sớm nhất. Kiddihub chúc bé và mẹ luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng nhé! Mong rằng bài viết trên của Kiddihub là bổ ích và giúp cho cha mẹ có những thông tin cần thiết trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con yêu nhé!
XEM THÊM CẬN THỊ Ở TRẺ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC, NGĂN NGỪA
XEM THÊM LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA TRẺ TỐI ĐA?
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay