DẠY KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ – CHA MẸ KHÔNG THỂ BỎ QUA
Trang bị kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc làm cần thiết ngay từ nhỏ. Không nên bảo bọc con quá kỹ, khiến con không thích nghi được với môi trường xung quanh, dẫn đến tính cách thiếu tự lập, khó giao tiếp, hòa đồng với môi trường xung quanh, dễ gây sốc tâm lí,.. Chính vì thế bên cạnh việc dạy con kĩ năng văn hóa và kiến thức sách vở ở trường. Vậy rèn luyện cho trẻ kĩ năng sống cho trẻ như thế nào là đúng và phải dạy con như thế nào? Cha mẹ hãy đọc hết bài viết này của Kiddihub để tìm ra đáp án nhé!
Kĩ năng giao tiếp – kĩ năng sống cho trẻ
Mục lục
KĨ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng cho sự phát triển về nhân cách của trẻ sau này. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh ngay từ nhỏ đã quan tâm đến việc dạy con kĩ năng giao tiếp bên cạnh việc dạy con kĩ năng văn hóa và kiến thức sách vở ở trường.
Lắng nghe để thấu hiểu và trò chuyện cùng con
Việc lắng nghe trẻ nói sẽ khiến chúng cảm thấy chúng được tôn trọng và những câu chuyện của chúng thú vị và bố mẹ rất thích thú với chúng. Đây là động lực khiến cho trẻ muốn được nói, được kể nhiều hơn. Trong khi trò chuyện bạn có thể hỏi han chúng thêm, để chúng thấy rằng chúng đang giao tiếp tốt. Ví dụ như: “Hôm nay con ăn cơm cùng với bạn nào thế?”, “Con với bạn A là một đội có hợp tác tốt không?”.
Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý khi giao tiếp với con hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt để tạo sự gần gũi, thân thiết cũng như rèn chho cho con có một thói quen giao tiếp đep.
Phản ứng lại những tín hiệu ngôn ngữ của trẻ
Khi trẻ đưa tay về phía bạn, ý của chúng là muốn được gần bạn vì thế hãy đón trẻ, ôm con và hỏi con ” Mẹ bế con nhé! “. Khi trẻ nhìn bạn chăm chú, hãy giao tiếp bằng mắt và nói chuyện với trẻ, việc giao tiếp bằng mắt giúp trẻ chú ý và thấy được sự quan tâm của cha mẹ. Trẻ sẽ thấy sự an toàn và hiểu được rằng luôn có một ánh mắt, một vòng tay rộng ôm ấp và chở che chúng.
Giáo dục giới tính cho con
Nói chuyện với con thẳng thắn và thoải mái hóa vấn đề
Khi trẻ bắt đầu lớn khoảng lên 4, cha mẹ cần cho con hiểu biết đúng đắn về cơ thể mình, về giới tính và tình dục. Đây không phải là quá sớm để dạy cho con biết về điều này để tránh những rủi ro hoặc con ngại ngần giấu kín những chuyện đó bởi chúng cho là xấu hổ.
Nói cho con biết thông tin thực tế về quấy rối tình dục xung quanh. Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân, nhận ra ý đồ xấu hay phải biết làm gì khi đi một mình ở những nơi vắng vẻ. Mặc dù ở độ tuổi này các em còn rất ngây thơ tuy nhiên hãy cố gắng diễn đạt một cách chân thật và thoải mái nhất cho con. Ví dụ khi tắm cho trẻ, hãy dạy cho con biết về các bộ phận. Đặc biệt với “vùng riêng tư” nơi mà ba mẹ có thể nhìn và chạm khi giúp em tắm, nhưng bất kì ai khác cũng không được phép.
Dạy con qua các phương tiện truyền thông: sách, báo, internet,….
Cha mẹ có thể tìm những trang mạng hay, sách báo có nội dung thông tin phù hợp tùy thuộc vào độ tuổi của con cho con đọc. Việc đọc những nguồn thông tin hay, xem những chương trình giáo dục giới tính được minh họa một cách ngộ nghĩnh dễ thương giúp con cảm thấy thú vị và thoải mái hơn, không ngượng ngùng khi trao đổi trò chuyện về những câu chuyện giới tính. Bởi trẻ cảm thấy đây là điều hết sức bình thường.
Dạy con biết trân trọng bản thân và cách bảo vệ chúng
Hãy cho trẻ quyền tự làm chủ bản thân. Dạy trẻ hiểu về cơ thể của mình, phải biết tự bảo vệ chúng và không cho bất cứ ai xâm phạm đến. Dạy trẻ lòng tự trọng, để trẻ hiểu và có trách nhiệm biết nói ra cho người lớn biết những hành vi mà chúng cho rằng chúng cảm thấy khó chịu hoặc năng hơn là đang bị quấy rối. Ví dụ như khi một người lạ cố gắng ôm trẻ hay nựng hôn mà chúng không thích, thì chúng có quyền nói không hay kháng cự nếu cần thiết. Đừng cho trẻ nghi rằng những người lạ đến chơi nhà ai cũng có thế hôn tạm biệt họ hay ôm họ. Hãy để trẻ tự cảm nhận được và biết cách bảo vệ chúng nếu cần thiết.
Dạy con hiểu được tính trách nhiệm
Hãy để bé hiểu mọi hoạt động, mọi việc làm trong nhà là trách nhiệm của mọi cá nhân chứ không phải của riêng ai. Con cần phải có trách nhiệm cùng mọi người làm việc nhà, những công việc chung. Ngoài ra những công việc cá nhân của bản thân tùy vào độ tuổi mà cha mẹ có thể để con tự chăm sóc bản thân. Ngoài ra con cũng có thể giúp đỡ cha mẹ những việc như rót nước, lấy tăm mời bố mẹ,…
Ví dụ: Khi dạy con lau dọn tủ, bàn ghế hãy hướng dẫn con cách làm cho sạch, để con hiểu được cách làm cũng như trách nhiệm của con trong công việc.
Kĩ năng tự chăm sóc bản thân
- Tự chăm sóc bản thân: Bé nên biết cách làm những việc cá nhân của mình như tự thay quần áo, tự đánh răng, tự đi, tự ăn… ngoài ra bé cũng nên tự dọn dẹp đồ chơi mà mình vừa bày ra, vừa chơi xong.
- Tự giữ gìn vệ sinh: Bé nên biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau khi đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định, rửa tay trước khi ăn, và chân trước khi lên giường…
Kết luận
Dạy kĩ năng sống cho trẻ để phát triển và hoàn thiện nhân cách và bảo vệ bản thân là một việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con. Tuy nhiên cha mẹ cần có những phương pháp riêng cần lưu ý, trên đây là những nguyên tắc mà Kiddihub sưu tầm và gửi tới cha mẹ tham khảo. Mong rằng bài viết trên bổ ích giúp cha mẹ có thêm những kiến thức quan trọng trong quá trình nuôi dạy con yêu của mình.
Tham khảo ngay: đồng hồ định vị trẻ em ct16 , Đồng hồ định vị trẻ em ANNCOE , Đồng hồ định vị trẻ em Wonlex kt17s , Đồng hồ định vị trẻ em 360 e1 ,
Xem thêm: Wonlex kt17s – đồng hồ định vị trẻ em chống nước tốt nhất thời điểm hiện tại.
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay