Site Loader
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM VÀ CÁC CHÚ Ý CHO CHA MẸ

Mùa hè là lúc thời tiết nóng bức, khó chịu, các tác nhân từ môi trường cùng với sự xâm nhập của nhiều virus, vi khuẩn khiến sức đề kháng vốn đã yếu ớt của bé càng dễ gặp phải các tình trạng mỏi mệt, ốm sốt do các vi khuẩn. Đặc biệt vào mùa này, rất nhiều trẻ em mắc bệnh tay chân miệng. Vậy bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì? Biểu hiện và cách phòng chống, ngăn ngừa của chúng như thế nào. Chúng ta hãy cùng làm rõ và tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Kiddihub nhé!

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do vius, vi khuẩn nhiễm trùng thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh lây truyền từ người sang người, có nhiều cách lây lan như theo đường tiêu hoá. Nhóm virus gây ra thường là từ hai nhóm tác nhân gây bệnh là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng cha mẹ hãy cẩn trọng vì bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đối với các trẻ càng nhỏ tuổi thì bệnh càng dễ mắc phải, chủ yếu là trong khoảng dưới 3 tuổi.

Biểu hiện của bệnh qua các giai đoạn

Bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Biểu hiện chính và dễ nhìn thấy nhất là tổn thương da, có dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông,… các nốt xuất hiện ngày càng nhiều dần.

Các giai đoạn

Giai đoạn đầu tiên ủ bệnh

Có thể kéo dài khoảng 3-7 ngày.


Giai đoạn bắt đầu phát bệnh

 Bé sẽ có triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày ở 1 hoặc 2 ngày đầu tiên.


Giai đoạn toàn phát bệnh

Sẽ kéo dài từ 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh: Xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành nốt ban dạng nước.

Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm giống như những nốt mọng nước của thủy đậu, sởi,…

  • Sốt nhẹ.
  • Nôn.
  • Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Cha mẹ nên cực kì quan tâm bởi bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể gây biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp cực kì nguy hiểm.
  • Các vết loét thường ở các vị trí da rất mỏng lại gây đau đớn cho con chính vì thế những vị trí như phía trong miệng, lưỡi, vòm miệng, gây khó khăn khi nuốt, nhai thức ăn. Cha mẹ hãy chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét hay nhiệt miệng thông thường.

Giai đoạn khỏi bệnh: 

Sau 3-5 ngày sau, bệnh tự khỏi trẻ hồi phục hoàn toàn, ăn uống vui chơi trở lại nếu không có biến chứng.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nguy hiểm mà cha mẹ phải quan tâm

  Trẻ quấy khóc không ngừng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể khiến trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn và quấy khóc liên tục. Đừng nhầm lẫn giữa việc trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Bởi có thể đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

TRẻ quấy khóc không ngừng
TRẻ quấy khóc không ngừng

Sốt cao và không hạ sốt

Sốt cao và không hạ sốt
Sốt cao và không hạ sốt

Bệnh tay chân miệng ở trẻ trở nặng khi trẻ sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h. Nếu như đã sử dụng thuốc hạ nhiệt paracetamol nhưng không đỡ. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Lúc này hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có những biện pháp chữa trị kịp thời nhé.

Giật mình liên tục

Bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Giật mình liên tục là dấu hiệu cảnh báo của việc nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ hãy chú ý quan sát tần suất giật mình của bé để có những biện pháp và cho bé đi gặp bác sỹ sớm nhất có thể.

Ngoài ra cha mẹ có thể cho con đi xét nghiệm:
Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, trẻ sẽ được thực hiện các xét nghiệm tương ứng như:  Công thức máu, đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi, CRP , siêu âm tim, dịch não tủy… để có những kết luận sớm nhất cũng như phương pháp trị liệu sớm nhất cho bé

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

rửa tay cho trẻ
rửa tay cho trẻ
  • Vệ sinh giữ gìn chân tay sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đối với trẻ quá nhỏ cần sự hướng dẫn của bố mẹ hãy giúp con cách vệ sinh hoặc thay tã sạch sẽ vệ sinh cho chúng nếu chúng chưa thể tự làm được
  • Ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm ăn chín, uống sôi.
  • Đảm bảo các vật dụng ăn uống, quá trình chế biến thức ăn sạch sẽ hợp vệ sinh, Có thể vệ sinh vật dụng ăn uống của con bằng nước sôi trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị tay chân miệng.
  • Trong trường hợp trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người tránh lây lan cho những người xung quanh nhé!

Kết luận

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể tự khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc và có những kiến thức y khoa cần thiết để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ. Nếu như trẻ có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có những biện pháp chữa trị kịp thời nhé. Mong rằng với bài viết trên Kiddihub đã cung cấp cho cha mẹ những cái nhìn tổng quan nhất về bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Tham khảo ngay: đồng hồ định vị trẻ em ct16 ,  đồng hồ định vị trẻ em ct10  , Đồng hồ định vị trẻ em Wonlex kt17s , Đồng hồ định vị trẻ em kt19Đồng hồ định vị trẻ em 360 e1, 

Xem thêm: [HƯỚNG DẪN] Cài ứng dụng Setracker 2 cho đồng hồ định vị trẻ em

Mua đồ chơi thông minh, Giáo dục sớm cho bé ở đâu?

KIDDIHUB là gì?

KiddiHub.com là nền tảng chọn trường, trung tâm lớn nhất Việt Nam.

KiddiHub.com cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ

#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường
Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *