BỆNH GHẺ NGỨA Ở TRẺ VÀ NHỮNG LƯU Ý CHO BỐ MẸ
Bệnh ghẻ ngứa ở trẻ là một loại bệnh khá phổ biến và hay gặp ở trẻ nhất là vào mùa hè. Đây là một dạng phát ban trên da. Tuy là bệnh ngoài da nhưng bệnh ghẻ rất dễ lây lan và cần được điều trị cẩn thận. Bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em còn có thể nhìn thấy dưới dạng các đường gợn dưới da. Có thể thể hiện rõ nhất giữa các ngón tay và ngón chân cũng như phần bên trong của cổ tay. Hãy cùng Kiddihub trong bài viết này tìm hiểu thêm về bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em cha mẹ nhé!
Nguyên nhân bệnh ghẻ ngứa ở trẻ nhỏ
Mục lục
Nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ ngứa ở trẻ nhỏ là sự nhiễm trùng và lây lan của ve ghẻ, bọ ghẻ – chúng kí sinh trên da và sinh sống trong khoảng lâu nhất là một tháng. Bọ ghẻ dễ dàng lây lan thông qua tiếp xúc da giữa bệnh nhân với người khỏe mạnh.
Bọ ghẻ có thể kí sinh và ẩn nấp ở rất nhiều nơi và rất đa dạng, chúng có thể trú ngụ trên drap trải giường, khăn tắm, quần áo hoặc thậm chí trong tã vải của trẻ nhỏ.
Bệnh ghẻ ngứa ở trẻ lây lan như thế nào
Đây là một căn bệnh rất dễ truyền nhiễm và lây lan. Đơn giản khi tiếp xúc với người mang bệnh qua các hình thức động chạm bình thường như ôm, bắt tay… bé yêu dễ dàng bị lây bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng chung đồ chơi ở nhà trẻ, dùng chung khăn mặt đồ vệ sinh cá nhân cũng đều gián tiếp tạo cơ hội cho bọ ghẻ kí sinh trên da con. Đặc biệt nhất là việc ăn uống chung sẽ trực tiếp lây lan bệnh.
Dấu hiệu bệnh ghẻ ngứa ở trẻ
Bọ ghẻ có kích thước rất nhỏ bé nhưng vẫn có một vài dấu hiệu để giúp bố mẹ phát hiện bệnh ghẻ.
Triệu chứng bệnh ghẻ ngứa ở trẻ
Bệnh ghẻ ngứa ở trẻ bắt đầu có dấu hiệu trong khoảng 3 – 4 tuần sau khi nhiễm bệnh và gây ra những tình trạng như:
- Khóc rất nhiều do cảm thấy khó chịu
- Xuất hiện các nốt mần đỏ ở gót chân, giữa ngón tay và ngón chân, bên trong cổ tay hoặc khuỷu tay nổi mẩn đỏ lớn sau đó lan dần ra nhiều vị trí khác nhau.
- Ngoài ra, vết ngứa cũng sẽ xuất hiện trên mặt, ngoài các vị trí như các ngón. Trẻ độ tuổi này đã đủ lớn để có thể gãi ngứa, từ đó ở dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sang nhiều bộ phận của cơ thể.
- Da sần sùi
- Nốt mụn nhỏ, có mủ trắng
- Nốt mụn nhỏ, có mủ trắng
- Xuất hiện các vết ban đỏ sọc trắng trên da
Cách trị bệnh ghẻ ngứa cho trẻ
Tắm rửa vệ sinh cho bé
Trẻ sơ sinh thường hay sử dụng các loại sữa tắm 2 trong 1, cả tắm và gội rất an toàn và phù hợp cho làn da mỏng manh nhạy cảm của em bé. Nước để pha tắm cho bé nên ở khoảng 36 – 38°C. Khi tắm cho con mẹ không nên đeo trang sức cũng như để móng tay vì rất dễ khiến trẻ bị trầy xước. Bên cạnh đó mẹ hãy chuẩn bị trước khăn xô khổ nhỏ, khăn xô khổ lớn, quần áo, mũ, bao tay, vớ, gạc, bông gòn, tăm bông, băng rốn vô trùng… cho con yêu.
Thay tã và bỉm thường xuyên cho bé
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tã cho các mẹ lựa chọn. Mẹ có thể cho bé yêu dùng tã vải hay tã giấy, tuy nhiên hiện nay tã giấy được các mẹ ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn vì tiết kiệm được thời gian giặt phơi cũng như đảm bảo vệ sinh cho con hơn tã vải . Khi chọn tã giấy cho con, mẹ nên chọn loại có kích cỡ thích hợp, lựa chọn loại có tính năng chống hăm, ngứa.
Để đảm bảo vệ sinh mẹ hãy thay tã cho bé ngay sau khi bé ị. hoặc tè nhiều và tã đã nặng. Khi thay, phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm và nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Nếu như cẩn thận có thể thoa kem chống hăm trước khi mặc tã mới cho trẻ.
Dùng tinh dầu Jojoba
Việc trẻ nhỏ có mụn sữa là điều rất dễ gặp và gặp ở đa số trẻ em lúc này mẹ có thể sử dụng tinh dầu jojoba đổ ra lòng bàn tay hoặc ngón tay làm nóng và xoa nhẹ lên các nốt mụn của con. Dần dần chúng sẽ xẹp bớt đỏ và biến mất. Bé sẽ không còn cảm thấy ngứa ngáy hay khó chịu nữa.
Khi sử dụng tinh dầu jojoba sẽ làm mềm, ẩm các vảy đóng lại, gây ngứa ngáy khó chịu do bệnh viêm da tiết bã gây ra. Với đặc tính kháng khuẩn, chữa lành vết thương hở lại diệt khuẩn giúp chống lại các tình trạng nhiễm trùng như mụn ngứa và bệnh lở loét, viêm da cơ địa. Khi trẻ nhỏ chẳng may bị thương do đùa nghịch, ngã do chạy nhảy mẹ có thể thoa dầu jojoba lên vết thương để giảm đỏ hoặc sưng cũng như sát khuẩn.
Sử dụng muối epsom tắm cho trẻ như thế nào ?
Muối epsom mẹ có thể mua ở các cửa hàng thuốc, mỗi lần tắm cho bé mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng và thực hiện đúng các kỹ thuật khi tắm cho bé. Hãy pha khoảng 2 muỗng muối epsom cùng với nước ấm vào thau tắm, đợi đến khi tan hết, để nước ngập đến eo bé. Tuy nhiên chỉ cho bé tắm khoảng ba lần một tuần, bởi nếu sử dụng quá nhiều có thể gây kích ứng da, tiêu chảy, phát ban…
Nếu như bé sử dụng muối epsom lần đầu thì các mẹ nên đặc biệt chú ý những điều sau đây
- Hãy đảm bảo rằng muối đã được hòa tan
- Chỉ nên pha tối đa 2 muỗng muối epsom trong 1 lần tắm
- Để tránh nguy cơ dị ứng cho bé có thể tham khảo ý kiến bác sỹ trước, bởi cơ địa của mỗi trẻ là khác nhau.
- Kiểm tra nhiệt độ của nước
- Không để trẻ ở bồn tắm một mình
Kết luận
Trẻ nhỏ sức đề kháng còn non nớt nên rất dễ mắc phải các bệnh do các tác nhân từ môi trường, vi khuẩn, viruts,… Chính vì thế cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe , chú ý các dấu hiệu của trẻ để có những biện pháp phòng tránh tốt nhất tránh những biến chứng và hậu quả về sau của bé. Trên đây là những kiến thức về căn bệnh ghẻ ngứa ở trẻ thường gặp mà Kiddihub sưu tầm gửi đến cha mẹ tham khảo. Mong rằng những kiến thức trong phạm vi bài viết là bổ ích giúp cho cha mẹ có những nhận thức và kiến thức trong quá trình chăm sóc bé yêu.
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay