Suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa vợ và chồng (Phần 2)
Tóm tắt: Suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa vợ và chồng (Phần 1)
- Điều quan trọng trong việc chăm con chính là chăm sóc vợ
- Điều người mẹ đang tìm kiếm là “sự đồng cảm” và “sự chấp nhận”
- Đừng có “Chăm con lúc rảnh”
- Mẹ sẽ nói thế nào về bố?
“Anh giúp em nhé?” là một từ không nên nói
Mục lục
Bạn đã từng bị vợ mắng khi nói “Anh giúp em nhé?” chưa? Có thể người cha cũng có ý tốt nhưng khi nói câu này, mặt sau của nó là “Chăm con là việc của mẹ, không phải việc của bố”. Thái độ người mẹ lúc này sẽ thay đổi ngay lập tức đấy.
Nếu người bố nói “Anh giúp em nhé?” rồi giúp vợ thay bỉm cho con, hay cho con ngủ thì vợ cũng không tức giận đến vậy đâu. Tuy nhiên, nếu miệng nói “Anh giúp em” nhưng sau đó lại “Con đi ị này em ơi” “Con khóc này em ơi” mà không động tay động chân, thì tất nhiên là bà mẹ sẽ nổi điên lên rồi. Chăm sóc con không phải là cảm giác giúp đỡ vợ, mà phải là thực sự có ý thức chia sẻ công việc mới được.
Tôi cũng thường nghe thấy “Tham gia nuôi con”, “Giúp đỡ làm việc nhà”, nhưng thật ra những câu đó không thể hiện được gì cả. Những ông bố hay nói “tham gia” hay “giúp đỡ” thường không giúp đỡ được gì. Những bà mẹ sẽ có cảm giác tin tưởng hơn với những ông bố không chỉ nói miệng, mà chủ động nhúng tay vào việc con cái, nhà cửa và có cam kết rõ ràng.
Tạm biệt “Dịch vụ gia đình”
Những ông bố ngày xưa thường hay có câu cửa miệng là “Dịch vụ gia đình”. Vì trước đây họ sẽ tán thưởng những ông bố ngày thường đã rất cố gắng làm việc nhưng ngày nghỉ vẫn tận tụy vì gia đình hoặc cùng vợ con ra ngoài chơi.
Nhưng bây giờ cụm từ “Nghĩa vụ gia đình” lại không nên nói nữa. Lý do là bởi gia đình không phải đối tượng cung cấp của dịch vụ, càng không phải là khách hàng. Với những ông bố nói ra câu “dịch vụ gia đình”, thì có thể họ coi gia đình là đối tượng “khách hàng cuối tuần” của mình. Tôi thực sự mong sẽ có những người bố không phải bằng lòng trở thành lái xe hay thợ chụp ảnh, mà thực sự tận hưởng thời gian ở chung với gia đình mình.
Gia đình của bạn có đang trở thành sân khách không?
Với những ông bố có hệ tư tưởng cũ, khả năng cao là sân nhà (gia đình) của họ đang biến thành sân khách (đất của địch). Đó là khi họ thấy ở nhà không còn chỗ đứng vì mọi thứ đều xoay quanh con nên tìm đến một nơi khác mà mình có giá trị hơn như chỗ làm, cơ quan. Ở đó họ tăng ca và tích cực nói chuyện với sếp; nhưng ở nhà lại bớt đi những cuộc nói chuyện với vợ.
Tuy nhiên, những người bố đó cũng sẽ có lúc phải rời khỏi chỗ làm. Nếu coi gia đình là sân khách, hay vùng đất địch, thì chẳng phải không còn chỗ nào để họ trở về hay sao?
Dù mọi thứ chỉ xoay quanh con, gia đình mình vẫn là tốt nhất!
Nếu người cha tận tụy trong việc chăm sóc con và trò chuyện thường xuyên với vợ, thì dù sau khi nghỉ hưu rồi, họ vẫn sẽ cảm thấy gia đình là sân nhà thân thương của mình.
“Bố nhà mình” cũng rất tốt mà?
Cụm từ “bố nhà mình” trước đây từng mang sắc thái hơi tiêu cực. Đó là vì có những người bị áp lực lớn từ sếp của mình rằng phải ưu tiên cho công việc hơn gia đình.
Tuy nhiên, khi gia đoạn bùng nổ Ikumen (nam giới chăm con) qua đi, lối sống của những người bố nhà mình dần được khẳng định trong xã hội. Có lẽ chuyện những ông bố trân trọng gia đình và vui vẻ với việc nuôi dạy con đã trở thành một câu chuyện đáng để tự hào khoe ra với mọi người rồi chăng?
Hiện nay, các hộ gia đình có cả hai vợ chồng đều đi làm trở nên phổ biến; chúng ta đã bước qua thời đại chỉ có nam giới có thể làm việc. Việc nuôi con thời nay cần bắt buộc phải có sự hỗ trợ lẫn nhau của hai vợ chồng, như mô hình hai tiền đạo trong trận bóng đá vậy. Cả hai cần chia sẻ cho nhau những niềm vui, cùng dìu nhau qua những khó khăn và cùng tận hưởng cảm giác thành tựu trong việc nuôi dạy con cái.
“Suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa vợ và chồng (Phần 2)” là nội dung độc quyền trong cuốn sách “Sách giáo khoa của ông bố mới (新しいパパの教科書)” của Tập đoàn Gakken Holdings. Dưới đây là một số thông tin về tác giả và dịch giả tại Việt Nam của cuốn sách này:
Dịch giả của cuốn sách tại Việt Nam
VŨ VĂN TÙNG,
là diễn giả, chuyên gia công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục mầm non việt nam. Hiện đang là nhà sáng lập của nền tảng công nghệ tìm trường KiddiHub – giúp hàng triệu phụ huynh tìm trường mỗi năm, là giảng viên bộ môn digital marketing tại trường FPT Polytechnic, là dịch giả các cuốn sách về nuôi dạy con.
Thông tin liên hệ tại đây: https://www.facebook.com/vutungceokiddihub
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay