Site Loader

Suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa vợ và chồng (Phần 1)

“Chăm sóc trẻ em là một mối quan hệ đối tác mà các cặp vợ chồng làm việc cùng nhau, vậy tại sao bạn không suy nghĩ lại về bản chất của mối quan hệ hợp tác này?”

___ Chương 2: Partnership___

Câu hỏi của bố

1. Bố cần làm gì để khiến mẹ vui? Làm gì để giúp đỡ mẹ?
2. Tôi đã cố gắng hết sức để chăm các con vào dịp cuối tuần, thế mà…
3. Tôi đã giúp đỡ vợ chăm sóc con nhưng lại không được ghi nhận

◆ Điều quan trọng trong việc chăm con chính là chăm sóc vợ

Các bạn có nghĩ rằng “chỉ cần giúp đỡ vợ chăm con hay làm việc nhà là cô ấy sẽ vui” không? Nhưng tiếng lòng của những người vợ lại là “Anh giúp em chăm con là rất tuyệt rồi, nhưng hãy nói vài lời thông cảm với em đi” đấy.

Hãy coi công việc chăm sóc con của người bố như biểu đồ hình tam giác trên đây. Đầu tiên, ta cần thể hiện sự quan tâm đối với vợ, nói cách khác là xây dựng nền tảng trong mối quan hệ đối tác giữa hai vợ chồng. Sau đó là những động viên và hỗ trợ việc nhà cửa, con cái; chia sẻ những khó khăn trong lần đầu nuôi con sẽ làm hai bố mẹ hiểu nhau hơn. Hãy đặt việc “chăm sóc vợ” lên ưu tiên số một nhé.

◆ Điều người mẹ đang tìm kiếm là “sự đồng cảm” và “sự chấp nhận”

Trong cuộc sống thường ngày, những ông bố cũng nên quan tâm đến các bà mẹ. Đó chỉ cần là những hành động lưu tâm nhỏ nhặt như gửi tin nhắn báo về muộn mỗi ngày, mua quà khi đi công tác xa mà thôi. Dù thời gian không có nhiều, bạn cũng nên đảm bảo mình có thời gian giao tiếp giữa hai vợ chồng. Với các bà mẹ đang chăm con nhỏ, trong đầu của họ chỉ toàn là con mình mà thôi. Chính vì vậy, khi các ông bố chịu khó lắng nghe và đồng cảm, người mẹ sẽ cảm thấy lòng thoải mái hơn và thêm tin tưởng vào chồng mình.

Đừng nói một câu cộc lốc như “Cố lên em”, mà hãy nói những câu thể hiện sự thấu hiểu như “Lúc nào em cũng làm hết mình nhỉ”, vợ của bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. Những câu nói có hàm ý biết ơn như “Cảm ơn em” “May mà có em đấy”, cũng đừng ngại mà nói với vợ mình nhé.

◆ Đừng có “Chăm con lúc rảnh”

Các ông bố khi đi làm về muộn sẽ chỉ muốn ưu tiên cho thời gian nghỉ ngơi của mình. Những buổi cuối tuần như vậy, bạn hãy cố gắng để không biến thành người “chỉ chăm con lúc rảnh” nhé. Tôi biết rằng khi nhìn thấy con mình chơi và cười vui vẻ, stress trong công việc sẽ tan biến và ông bố sẽ lại thấy có thêm động lực để chăm sóc con. Tuy nhiên, chăm sóc con cái không chỉ có những lúc vui vẻ như vậy đâu. Có cả những khi con quấy khóc và hơn giận nữa. Rồi bạn sẽ phải mắng con, phải trông con ốm, phải lo lắng và vất vả rất nhiều.

Nuôi dạy con không phải là công việc toàn niềm vui. Chính những lúc vất vả như vậy thì ta mới có thể vun đắp tình cảm và sự tin tưởng giữa hai vợ chồng.

◆ Mẹ sẽ nói thế nào về bố?

Chắc hẳn sẽ có nhiều ông bố bận rộn vì công việc và cuối tuần cũng không có thời gian ở nhà chăm con. Những người này cần phải để tâm đến một điểm là: Khi không thể ở nhà vì công việc, vợ sẽ nói với con thế nào về sự vắng mặt của bạn? Từ thời đại làm công ăn lương cuối thế kỉ trước, khi người cha vắng nhà vì công việc hay những chuyến tiếp khách chơi golf, người mẹ thường nói với con là “Bố con đang cố gắng làm việc bên ngoài để nhà mình có thể sống đầy đủ đấy”.

Nhưng người vợ thời nay đã khác rồi. Khi chồng liên tục về muộn, họ lẩm bẩm “Bố hôm nay lại về muộn rồi”. Sau đó, mẹ sẽ nói với con trai là “Con đừng như bố đấy nhé” và nói với con gái “Đừng kết hôn với người như bố con nhé”. Hoặc, họ sẽ rấm rứt khóc một mình vì nỗi cô đơn khi trong nhà chỉ có mấy mẹ con. Khi nhìn thấy mẹ khóc như vậy, dù cho cuối tuần ông bố có thời gian và nói “Được rồi, cuối tuần để anh chơi với các con” đi nữa thì các con cũng sẽ nghĩ rằng “Cái ông này chỉ bắt nạt mẹ thôi, xấu xa”. Sẽ có khả năng như vậy đấy.

“Suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa vợ và chồng (Phần 1)” là nội dung độc quyền trong cuốn sách “Sách giáo khoa của ông bố mới (新しいパパの教科書)” của Tập đoàn Gakken Holdings. Dưới đây là một số thông tin về tác giả và dịch giả tại Việt Nam của cuốn sách này:

Dịch giả của cuốn sách tại Việt Nam

VŨ VĂN TÙNG,

là diễn giả, chuyên gia công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục mầm non việt nam. Hiện đang là nhà sáng lập của nền tảng công nghệ tìm trường KiddiHub – giúp hàng triệu phụ huynh tìm trường mỗi năm, là giảng viên bộ môn digital marketing tại trường FPT Polytechnic, là dịch giả các cuốn sách về nuôi dạy con.

Thông tin liên hệ tại đây: https://www.facebook.com/vutungceokiddihub

Mua đồ chơi thông minh, Giáo dục sớm cho bé ở đâu?

KIDDIHUB là gì?

KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.

KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ

#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường
Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *