Site Loader

Bố và mẹ khác nhau như thế nào? (Phần 1)

Bức bối của các bà mẹ khi chăm con là “Muốn nói chuyện với người lớn”

Bạn đã bao giờ bị vợ nói “Em muốn chúng mình nói chuyện nhiều hơn” chưa? Có thể các ông bố cũng tự cảm nhận được phần nào, nhưng khi liên tục phải nghe những khó khăn, bức bối của vợ về việc chăm con; thì họ sẽ có lúc cảm thấy không thể theo kịp được.

Những người mẹ quá chuyên chú vào việc chăm sóc con sẽ có một nỗi niềm khó giải tỏa là “muốn nói chuyện với người lớn”. Khi con vẫn còn sơ sinh, hay khi con ốm, họ sẽ chỉ quanh đi quẩn lại trong nhà và cả ngày không có người lớn nào để nói chuyện cùng cả.

Khi người bố trở về nhà lúc tối muộn, người mẹ sẽ bắt đầu nói để giải tỏa “nhu cầu trò chuyện” của mình trong ngày. Họ sẽ liên tục kể rằng hôm nay có chuyện này, có chuyện kia…. nhưng người bố mệt mỏi lại không chú tâm lắng nghe mà nhanh chóng đi tắm, sau đó tay cầm cốc bia bật tivi xem tin thể thao. Người vợ sẽ bất mãn sẽ trách móc “Bố không bao giờ nghe mẹ nói chuyện cả!”, và khi chuyện này lặp đi lặp lại, mối quan hệ đối tác của hai vợ chồng sẽ bắt đầu rạn nứt.

Lý do vợ bắt chuyện với chồng ngay khi vừa về đến nhà

Cách giao tiếp của nam giới và nữ giới có xu hướng rất khác nhau. Nếu biết trước sự khác nhau này, nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc điều chỉnh để hai vợ chồng có thể giao tiếp hoàn hảo. Có một kết quả nghiên cứu mà bạn có thể tham khảo cho trưởng hợp ở phần trước, đó là “Một ngày nam giới sẽ nói khoảng 8000 từ, còn nữ giới là khoảng 20.000 từ”. (Nguồn: Nam giới không lắng nghe, phụ nữ không xem bản đồ của Allan Pease và Barbara Pease, quyển Vợ chồng cùng làm việc)

Người mẹ có nhu cầu giao tiếp lên đến 20.000 từ, nhưng lại phải dành cả ngày để chăm sóc con nên chẳng nói được bao nhiêu. Vậy nên họ mới muốn tìm đến người bố để thỏa mãn nhu cầu của mình. Tuy nhiên, những người đàn ông đã nói hết 8.000 từ trong giao tiếp công việc ban ngày kia, lại chẳng còn sức lực mà nói chuyện tiếp với vợ mình nữa. Những người chồng không thể chậm rãi mà nói chuyện với vợ vào những buổi tối ngày thường, hãy đảm bảo rằng mình có đủ thời gian để trò chuyện cùng vợ vào ngày nghỉ nhé.

Ý chí “giải quyết vấn đề” của nam giới và “đồng cảm” của nữ giới

Một trong những khác biệt lớn về xu hướng giao tiếp là nam giới có xu hướng giải quyết vấn đề, còn phụ nữ lại thiên về đồng cảm. Tôi sẽ đưa ra ví dụ về cuộc nói chuyện giữa hai vợ chồng, khi người vợ bắt đầu câu chuyện “Hôm nay ở chỗ làm em có chuyện này bực mình cực”.

Khi người chồng nghe thấy những khó khăn trong công việc của vợ, trước tiên anh ta sẽ nghĩ đến một vài giải pháp. Nếu người vợ có thể tiếp nhận những lời khuyên có ích của chồng để cải thiện tình trạng của mình, thì người chồng sẽ cảm thấy mình đã trở thành người hùng trong mắt vợ.

Tuy nhiên, người vợ lại mong muốn sự đồng cảm, “Anh phải hiểu cho cảm giác khó chịu, mệt nhọc của em chứ”. Khi vợ chỉ đang kể chuyện bình thường, mà chồng lại kết luận luôn rằng “Em chán rồi thì nghỉ việc đi là xong”, thì họ sẽ rất thất vọng. Điều người vợ muốn là chông hiểu và chia sẻ được tâm trạng của mình.

Đây là điều tôi muốn các ông bố cần ghi nhớ: trong những cuộc nói chuyện hàng ngày của hai vợ chồng, không cần phải đưa ra lời khuyên. Thứ mà vợ các bạn muốn là chồng nhìn vào mắt mình (chứ không phải nhìn điện thoại), nghe mình nói và gật đầu, không chen ngang, và chăm chú lắng nghe mình nói cơ.

Tham khảo ngay: đồng hồ định vị trẻ em ct16 , Đồng hồ định vị trẻ em ANNCOE , Đồng hồ định vị trẻ em Wonlex kt17s , Đồng hồ định vị trẻ em 360 e1 , đồng hồ định vị ct10

Xem thêm: Mua đồng hồ định vị trẻ em ở đâu hà nội là chính hãng

“Bố và mẹ khác nhau như thế nào? (Phần 1)” là nội dung độc quyền trong cuốn sách “Sách giáo khoa của ông bố mới (新しいパパの教科書)” của Tập đoàn Gakken Holdings. Dưới đây là một số thông tin về tác giả và dịch giả tại Việt Nam của cuốn sách này:

Dịch giả của cuốn sách tại Việt Nam

VŨ VĂN TÙNG,

là diễn giả, chuyên gia công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục mầm non việt nam. Hiện đang là nhà sáng lập của nền tảng công nghệ tìm trường KiddiHub – giúp hàng triệu phụ huynh tìm trường mỗi năm, là giảng viên bộ môn digital marketing tại trường FPT Polytechnic, là dịch giả các cuốn sách về nuôi dạy con.

Thông tin liên hệ tại đây: https://www.facebook.com/vutungceokiddihub

Mua đồ chơi thông minh, Giáo dục sớm cho bé ở đâu?

KIDDIHUB là gì?

KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.

KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ

#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường
Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *