Tổng hợp những trò chơi vận động hay nhất cho trẻ mầm non
Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, sự phát triển thể lực của con không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn cần đến những hoạt động thể chất. Những trò chơi vận động sẽ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là nâng cao trí thông minh một cách tốt nhất.
- 9 TIẾT MỤC VĂN NGHỆ TRUNG THU HAY NHẤT DÀNH CHO CÔ VÀ TRẺ MẦM NON
- NOTE NGAY 5 CUỐN SÁCH MONTESSORI GIÁO DỤC CON TẠI NHÀ HIỂU QUẢ
- Quy định mới nhất về chứng chỉ tiếng Anh đối với giáo viên mầm non
Trò chơi 1: “Trời nắng, trời mưa”
Mục lục
Luật chơi: Trò chơi mầm non này bắt đầu chơi khi có hiệu lệnh “trời mưa”, mỗi bé sẽ trốn vào một nơi để trú mưa. Bé nào không tìm được 1 nơi trú sẽ bị loại và mất 1 lượt chơi.
Cách chơi:
- Cô giáo chuẩn bị vẽ những vòng tròn trên sân, sao cho vòng này cách vòng kia 30 – 40cm. Những vòng tròn này là nơi trú mưa. Bắt buộc số vòng ít hơn số trẻ chơi từ 3 – 4 vòng.
- Trẻ đóng vai học trò đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp của cô. Khi cô hô to hiệu lệnh “trời mưa” thì tự mỗi bé phải chạy vào vòng tròn. Bé nào chậm không đứng được trong vòng tròn thì sẽ bị ướt và phải chạy ra ngoài vòng chơi.
- Trò chơi tiếp tục, cô giáo ra lệnh “trời nắng” thì các bé đi ra xa vòng tròn. Hiệu lệnh “trời mưa” lại được hô lên thì trẻ phải tìm đường trú mưa.
Trò chơi 2: “Tàu hỏa”
Luật chơi: Trò chơi yêu cầu các bé mầm non phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh của cô. Trẻ nào không thực hiện được đúng phải ra ngoài, không được chơi đến khi hết 1 vòng chơi.
Cách chơi:
- Cô giáo vạch 2 đường song song với nhau hay sử dụng hàng gạch lót nền làm vạch.
- Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song.
- Khi cô giáo giơ cờ xanh, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu “xình, xịch”.
- Khi cô giáo nói: “Tàu lên dốc” thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu “tu tu”.
- Khi cô giáo nói “Tàu xuống dốc” thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu “tu tu”.
- Các cô giáo cần chú ý nhịp độ ra hiệu lệnh cần thay đổi để hàng ngũ không bị lộn xộn.
Trò chơi 3: “Vượt chướng ngại vật”
Chuẩn bị:
- Hầm chui hoặc thùng carton
- Phấn vạch
- Dây đeo vòng
- Chai nhực có cổ chai hình vịt hoặc cũng có thể hình khác.
Cách chơi:
- Cô giáo chia trẻ thành nhóm (mỗi nhóm tối đa là 5 trẻ).
- Cô cho trẻ xuống hàng dọc sau vạch xuất phát. Sau khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ chạy lên bật, chạy, bò hoặc chui qua đường hầm.
- Bé chạy đến dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng 2 tay, sau đó đứng tại chỗ ném vòng vào cổ chai. Chạy về xếp vào hàng cuối cùng là hoàn thành.
Lưu ý: Bé trước chạy đến hầm, bò chui qua hầm thì trẻ sau mới bắt đầu chạy từ điểm xuất phát, không phải chờ hiệu lệnh của cô giáo.
Trò chơi 4: “Bắt chước tạo dáng”
Luật chơi: Trẻ phải đứng ngay lại khi có hiêu lệnh của cô giáo và phải nói đúng dáng đứng của mình tượng trưng cho con gì.
Cách chơi:
- Trước khi chơi, cô giáo gợi ý cho trẻ nhớ lại một số hình ảnh. Chẳng hạn như con mèo nằm như thế nào? Con gà mổ thóc ra sao?
- Trẻ phải tự nghĩ xem mình sẽ làm con nào để đến khi giáo viên ra hiệu lệnh tạo dáng thì trẻ sẽ tạo dáng theo con vật mà bé chọn.
- Cô giáo cho trẻ chạy tự do trong phòng theo nhịp vỗ tay. Khi trẻ chạy, cô giáo sẽ hô dừng lại để bé tạo dáng.
- Cô giáo sẽ hỏi kiểu dáng đó tượng trưng cho con gì và trẻ phải trả lời đúng
Trò chơi 5: “Chi chi chành chành”
Đặc điểm trò chơi: Đây là trò chơi mầm non mục địch để luyện tập sự nhanh nhẹn, phản xạ cho trẻ, không đòi hỏi phải có sân chơi.
Cách chơi:
Cho trẻ ngồi xòe bàn tay ra, những bé còn lại giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó rồi đọc nhanh.
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chắp dế đi tìm
Ù à ù ập.”
Đến chữ “ập” thì bé đang xòe tay sẽ nắm tay lại, còn những bé còn lại cố gắng rút tay thật mạnh. Bé nào rút không kịp bị nắm trúng thì tới lượt xòe tay, đọc câu đồng dao cho các bạn khác chơi.
Trò chơi 6: “Chuyền bóng”
Luật chơi: Trẻ nào làm rơi bóng thì phải ra ngoài, mất một lượt chơi.
Cách chơi:
- Cô giáo chuẩn bị từ 2 – 3 quả bóng rồi cho bé đứng thành vòng tròn. Nếu lớp đông thì cô có thể chia thành nhiều vòng tròn.
- Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng.
- Khi cô giáo hô “bắt đầu” thì trẻ cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, cứ thế lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp:
“Không có cánh
Mà bóng biết bay
Không có chân
Mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi
Nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo
Cùng thi đua nào.”
Khi trẻ đã thành thạo thì cô giáo có thể chia thành 2 hoặc 3 nhóm thi đua cùng nhau. Nhóm nào ít bạn làm rơi bóng thì thắng cuộc.
Trò chơi 7: “Ai nhanh hơn”
Chuẩn bị:
- Chướng ngại vật (khối gố, cặp túi,…)
- Hầm chui
- Thang leo
- Vòng thể dục
Cách chơi:
- Cô chia bé thành các nhóm. Mỗi nhóm tối đa 5 trẻ.
- Cô cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh của cô thì trẻ đứng đầu sẽ ngồi xổm đi dích dấc qua các chướng ngại vật. Đi đến bục bước lên và bật sâu xuống.
- Sau đó trẻ chạy đến hầm, bò chui qua hầm chạy đến thang leo, trèo lên xuống thang, chạy lấy vòng rồi chạy về xếp cuối hàng.
Yêu cầu: cô giáo luôn gần cạnh khu vực chơi để đảm bảo an toàn cho các bé.
Trò chơi 8: “Cáo và thỏ”
Luật chơi: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Con thỏ nào chạy chậm sẽ bị cáo bắt và nếu vào nhầm hang thì phải ra ngoài và chờ lượt tiếp theo để chơi.
Cách chơi:
Cô giáo chọn một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, những bé còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ một bé làm thỏ thì 2 con làm chuồng. 2 bé làm chuồng xếp thành vòng tròn. Sau đó, cô giáo hãy yêu cầu các con thỏ nhớ đúng chuồng của mình. Thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy của giơ 2 bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:
“Trên bãi cỏ
Các chú thỏ
Tím rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.”
Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo ra vẻ “gừm, gừm…” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ nào bị bắt phải ra ngoài, đợi hết lượt, sau đó đổi vai để vào chơi.
Trên đây là 8 trò chơi mầm non mà các cô có thể cho tổ chức cho các bé tham gia. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn!
Tham khảo ngay: đồng hồ định vị trẻ em ct16 , Đồng hồ định vị trẻ em ANNCOE , Đồng hồ định vị trẻ em Wonlex kt17s , Đồng hồ định vị trẻ em 360 e1 , đồng hồ định vị ct10
Xem thêm: Mua đồng hồ định vị trẻ em ở đâu hà nội là chính hãng
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay