
BỆNH BẠCH CẦU Ở TRẺ EM NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO ?
Bệnh bạch cầu là gì?
Mục lục

Bệnh bạch cầu ở trẻ em hay còn gọi là bệnh ung thư của các tế bào máu trắng. Người mắc bệnh này sẽ có số lượng lớn các tế bào bạch cầu bất thường được sản xuất trong tủy xương. Các tế bào màu trắng này sẽ xâm lấn tủy xương và tràn vào dòng máu, và không thể thực hiện vai trò bảo vệ cơ thể.
Khi bệnh bạch cầu tiến triển, ung thư can thiệp vào quá trình sản xuất các loại tế bào máu của cơ thể, chính là hồng cầu và tiểu cầu. Gây thiếu máu (giảm hồng cầu) và các vấn đề chảy máu, là nguyên nhân và nguy cơ nhiễm trùng cao gây ra bởi các tế bào máu trắng bất thường.
Tuy nhiên, bệnh bạch cầu được phân thành hai loại cấp tính và mạn tính. Ở trẻ em, hầu hết các bệnh bạch cầu là cấp tính tức là tiến triển nhanh. Tùy thuộc cụ thể vào loại tế bào máu trắng được gọi là tế bào bạch huyết hoặc tủy bào, liên quan đến sự đề kháng miễn dịch.
Những triệu chứng của bệnh bạch cầu ?

Do các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng bị khiếm khuyết, trẻ em bị bệnh bạch cầu có thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn nhiều hơn bình thường. Trẻ cũng có thể bị thiếu máu do bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến việc sản xuất tế bào hồng cầu vận chuyển oxy của tủy xương. Trẻ trở nên nhợt nhạt, mệt mỏi bất thường và khó thở trong khi chơi.
Trẻ bị bệnh bạch cầu cơ thể thường bị bầm tím và chảy máu rất dễ dàng, chảy máu cam hoặc bị chảy máu trong một thời gian dài bất thường dù vết thương nhỏ vì bệnh bạch cầu làm giảm khả năng sản xuất tiểu cầu (có chức năng đông máu) của tủy xương.
Các triệu chứng của bệnh bạch cầu

Trẻ có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Sốt trên 38 độ C, có thể kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi. Chảy nước mũi. Nhức đầu, đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân. Ngoài ra trẻ còn có những dấu hiệu như
- Sợ ánh sáng
- Đau đầu buồn nôn
- Không tỉnh táo
- Buồn ngủ
- Chán ăn
- Đau ở xương hoặc khớp, khó khăn và khập khiễng khi di chuyển
- Hạch bạch huyết ở cổ, háng, hay ở nơi khác sưng to như nổi hạch
Đây là một số dấu hiệu điển hình nhất của bệnh bạch cầu ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý. Đây là những triệu chứng điển hình nhưng cũng hay xuất hiện trong những bệnh khác. Tuy nhiên, để chắc chắn, có thể đó là những dấu hiệu bị bệnh bạch cầu ở trẻ , bố mẹ cần đưa bé tới bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu ở trẻ em

Bệnh bạch cầu là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em chiếm đến 1/3 các bệnh ung thư. Bệnh bạch cầu ở trẻ em thường là bạch cầu (ALL). Hoặc dòng tủy cấp tính (AML). Bệnh bạch cầu mãn tính thì ít gặp ở trẻ nhỏ hơn.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh bạch cầu ở trẻ em
- Rối loạn di truyền của các hội chứngnhư hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Down, hoặc hội chứng Klinefelter
- Hệ thống miễn dịch do di truyền
- Song sinh cùng trứng có một trong hai bị mắc bạch cầu
- Tiếp xúc với nồng độ bức xạ cao, hoặc đã từng dùng hóa trị liệu hoặc các hóa chất như benzen )
- Có lịch sử hệ miễn dịch bị ức chế như cấy ghép các cơ quan
Phương pháp nào dùng để điều trị bạch cầu
Tỷ lệ sống cho trẻ em mắc bạch cầu đã nhiều hơn. Việc điều trị tùy thuộc chủ yếu vào loại bệnh bạch cầu cũng như những vấn đề khác. Điều trị tại các trung tâm chuyên biệt cho trẻ em để có chế độ chăm sóc tốt nhất. Điều trị bạch cầu có thể dùng thuốc kháng sinh, truyền máu hoặc các biện pháp khác để chống nhiễm trùng cũng như trị liệu khác
Hóa trị là điều trị chính cho bệnh bạch cầu. Trẻ sẽ phải dùng thuốc chống ung thư để uống, truyền tĩnh mạch hoặc dịch não tủy. Và chu trình hóa trị có thể kéo dài từ một đến ba năm.
Xạ trị là sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ các khối u. Giúp ngăn ngừa hoặc điều trị sự lây lan của bệnh bạch cầu đến các bộ phận khác của cơ thể. Điều trị bệnh bạch cầu ở trẻ thường hiếm khi sử dụng phương pháp phẫu thuật.
Kết luận

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn non nớt nên rất dễ mắc phải các bệnh do các tác nhân từ môi trường, vi khuẩn, viruts,… Chính vì thế cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe , chú ý các dấu hiệu của trẻ để có những biện pháp phòng tránh tốt nhất tránh những biến chứng và hậu quả về sau của bé. Trên đây là những dấu hiệu về bệnh bạch cầu ở trẻ em mà Kiddihub sưu tầm gửi đến cha mẹ tham khảo. Mong rằng những kiến thức trong phạm vi bài viết là bổ ích giúp cho cha mẹ có những nhận thức và kiến thức trong quá trình chăm sóc bé yêu.
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay