
KINH NGHIỆM CHO BÉ ĐI NHÀ TRẺ
Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ là một trong những vấn đề khiến các mẹ đau đầu bởi những tin tức bạo hành, bắt cóc được đưa tin rất nhiều từ báo chí. Thêm vào đó, trẻ còn nhỏ việc để trẻ rời khỏi vòng tay mẹ đi đến một môi trường mới khiến cả các bậc làm cha mẹ lẫn bé có những lo lắng. Dưới đây là những kinh nghiệm khi cho bé đi học nhà trẻ mà Kiddihub gửi tới quý phụ huynh tham khảo.
Cha mẹ chính là những người bạn đầu tiên của con
Mục lục

Ngoài các bạn bè đồng trang lứa ở lớp học, nhà trường thì bố mẹ chính là những người bạn gần nhất của con cái. Bố mẹ hãy dành thời gian cho con nhiều hơn, cùng con xem một bộ phim, cùng con làm việc nhà, để cùng con chia sẻ mọi vấn đề xảy ra thường ngày trong cuộc sống.
Cha mẹ giống như những người thầy đầu tiên dạy con những bài học đầu tiên trong đời giúp con hiểu được các vấn đề của cuộc sống, các giá trị đạo đức và nhân văn, tư duy hay quan sát, nhìn nhận và đánh giá. Đừng bắt con phải theo một khuân khổ nào cả, phải học cái này cái kia. Hoặc nhồi nhét quá nhiều vấn đề về kiến thức học hành. Đây là độ tuổi học mà chơi, chơi mà học nên bố mẹ đừng quá lo lắng nhé!
XEM THÊM TRẺ ĐI MẪU GIÁO LẦN ĐẦU LÀM SAO ĐỂ TRẺ KHÔNG QUẤY KHÓC ?
Tham gia các hoạt động tập thể ngoại khóa nhiều hơn
Hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi cùng các bé khác. Nếu ở nhà bố mẹ hãy cho trẻ với các bạn hàng xóm, cùng chơi đồ chơi, cùng thi ăn hay các hoạt động ngoài trời khác. Giúp chúng hòa nhập và các bé sẽ thích thú vui chơi cùng nhau trở nên tự tin hơn, tạo thói quen chơi chung và kĩ năng giao tiếp cộng đồng. Ngoài ra bố mẹ có thể cho con tham gia các câu lạc bộ, các lớp học năng khiếu của bé như là học piano, nhạc,vẽ, bale, kiếm,…. tùy vào khả năng và năng khiếu của mỗi bạn.
Để ý đến hành động và thái độ của con
Hãy để con thấy rằng việc chơi chung cùng bạn bè thú vị như thế nào. Cha mẹ cũng có thể mời bạn bè của mình đến tổ chức ăn uống hoặc các buổi tiệc tùng để chúng cũng cảm thấy thoải mái và cũng muốn chơi với bạn bè như người lớn như thế. Từ đó để trẻ thấy thú vị, hứng thú và tự nhiên hình thành việc tự tin chơi và nói chuyện cùng các bạn. Đặc biệt, đối với những trẻ có biểu hiện của tự kỷ. Cha mẹ cần nhiều thời gian hơn, kiên nhẫn hơn để giúp chúng mở lòng hơn.
Quan sát trẻ

Hãy quan sát thái độ của trẻ, và giải thích cho trẻ về việc không nên đánh bạn, hay cướp đồ của bạn… Để con có thái độ của con với các bé khác một cách kiên nhẫn để định hình tính cách cho con và giúp con hòa đồng với các bạn hơn. Ngoài ra hãy kết hợp với cô giáo trong trường để giúp bé hòa nhập hơn. Ví dụ như nếu như hôm nay ở lớp ngoan không trêu bạn được cô giáo khen thưởng có thể bố mẹ hãy tặng bé một phần thưởng nào đó để khích lệ tinh thần bé.
Khen ngợi bé tạo động lực
Hãy khen ngợi bé để bé có động lực chơi đùa, khuyến khích chơi với các bạn đồng trang lứa của chúng. Bố mẹ có thể khen chúng hôm nay đã làm rất tốt công việc được giao, hay ăn thi với bạn hôm nay giỏi quá,…. để chúng có thêm động lực và thấy thích thú, vui vẻ. Nếu như trẻ quá khép mình thì lâu dài sẽ khiến trẻ có thể bị giao tiếp khó khăn, ít giao lưu, làm châm khả năng phát triển ngôn ngữ cũng như phát triển các kĩ năng xã hội khác
Hãy để bé yên tâm là cha mẹ sẽ quay trở lại đón bé
Hãy để con biết là cha mẹ sẽ quay lại đón bé. Nhiều bé có nỗi lo sợ rằng không biết khi nào cha mẹ quay lại đón về nhà. Cha mẹ hãy dẫn con đến trường, hôn và chào tạm biệt bé 1 lần và dặn con học ngoan cha mẹ sẽ đến đón sớm và nói với cô giáo để tạo sự tin tưởng cho bé “Chị sẽ đón bé sớm nhé! Điều này bé sẽ tự điều chỉnh là “mẹ đã xác nhận quay lại”. Lưu ý là những tuần học đầu tiên cha mẹ nên đón con về sớm nhé!
Khắc phục việc trẻ hay ốm khi đi nhà trẻ
Tăng cường sức đề kháng
Cha mẹ nên cân đối các nhóm thực phẩm theo nhu cầu của lứa tuổi, đủ về số lượng và đảm bảo dinh dưỡng về các chất: chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, canxi, vitamin B6, magie,…. đây là các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ, đối với trẻ bị thiếu hụt canxi ngủ chập chờn và dễ bị giật mình tỉnh giấc. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất còn giúp các bé làm dịu thần kinh, nghỉ ngơi, thư giãn cơ bắp, giảm sự căng thẳng và dễ đi vào giấc ngủ. Các loại vitamin này còn giúp huyển hóa chất béo, chất đạm và cacbonhydrat giảm tình trạng mệt mỏi quấy khóc ở trẻ.
Để tăng cường các loại vitamin này, mẹ nên lựa chọn các ản phẩm rau củ quả hay thịt tươi sống để lượng vitamin được giữ lại cao nhất. Tránh các sản phẩm ăn nhanh hay đồ đông lạnh đóng gói.
Có chế độ sinh hoạt hợp lí
Tạo cho trẻ thói quen đi ngủ sớm: cha mẹ nên cố định thời gian ngủ cho trẻ, theo các chuyên gia thì thời gian ngủ thích hợp đối với trẻ là 21h và thời gian thức giấc nên là khoảng từ 6h đến 6h30.Thời gian ngủ khoa học được rèn ngay từ nhỏ sẽ giúp bé quen và có múi giờ sinh hoạt tốt nhất có thể.
Cha mẹ hãy cố gắng sắp xếp phòng ngủ cho bé rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát. Không cho các bé sử dụng các thiết bị di động trước khi đi ngủ. Hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài, cũng như ánh sáng quá nhiều. Trước khi đi ngủ không nên để bé ăn quá lo hoặc quá đói. Đặc biệt mẹ có thể mở nhạc EQ cho con trong suốt quá trình con ngủ giúp con thư giãn tốt nhất có thể. Âm nhạc giúp con ngủ ngon hơn, tránh bị xao nhãng bởi các tác nhân bên ngoài.
Chia sẻ kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ của nhiều phụ huynh
Lựa chọn trường học phù hợp cho bé học
Ngôi trường đầu tiên trẻ nhập học sẽ là nền tảng tạo hứng thú học tập cho trẻ những năm về sau. Mầm non là cấp học đầu đời của mỗi đứa trẻ. Mỗi lứa tuổi mầm từ 1 đến 5 tuổi lại có một cách giáo dục riêng phù hợp với thể chất, ngôn ngữ và nhận thức của trẻ. Hiện nay hệ thống giáo dục mầm non ngoài các cơ sở công lập còn có rất nhiều các cơ sở ngoài công lập đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nước. Tùy điều kiện của phụ huynh mà mẹ có thể chọn trường theo tiêu chí: gần nhà, phương pháp dạy học, chất lượng giáo viên… Đặc biệt các mẹ rất chú ý đến khu vực vệ sinh và an toàn cho trẻ khi trẻ ở trường. Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ bắt đầu từ việc chọn trường cho con, nếu chọn được môi trường học tập tốt sẽ có được những kết quả mong đợi cho cả mẹ và trẻ.
Không nghỉ học giữa chừng
Nhiều cha mẹ thấy trẻ đi mẫu giáo lần đầu khóc thường sợ hãi mà có suy nghĩ cho trẻ lùi lại không cho trer học sớm mà học muộn lại 1 năm, đây là suy nghĩ cực kì sai lầm và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé. Bác sĩ Anh Nguyễn cho biết, suy nghĩ này chưa đúng. Dù có lùi bao lâu đi chăng nữa thì khi trẻ đến lớp lần đầu đều phải trải qua giai đoạn “áp lực” này. Lùi thời gian không mang ý nghĩa giải quyết câu trả lời, mà cha mẹ nên tiến lên và bước đi. Dù sớm hay muộn thì cha mẹ con cũng phải đối mặt và trải qua nó như 1 sự cần thiết cho sự phát triển. Nên làm sớm để trẻ nhận được những lợi ích mà việc đi học mẫu giáo mang lại.
XEM THÊM TẠI SAO TRẺ LẠI HAY ỐM KHI ĐI NHÀ TRẺ?
Kết Luận
Việc trẻ đi mẫu giáo lần đầu khóc phải xa rời vòng tay bố mẹ quấy khóc, không hòa nhập với ban bè thầy cô, trường lớp rồi bị ốm là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế cha mẹ hãy có những phương pháp dạy trẻ đúng đắn kết hợp cùng với nhà trường để có những cách thức giúp bé yêu nhà mình mau chóng hòa nhập làm quen với môi trường lớp học nhé! Hi vọng với những kiến thức chia sẻ của Kiddihub đã giúp bố mẹ có thêm những kiến thức về việc kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay