
5 cách giao tiếp với trẻ hiệu quả cha mẹ nên biết.
Khi được sinh ra, mỗi chúng ta đều là một cá thể độc lập, có cá tính riêng, suy nghĩ riêng. Và những điều đó đã hình thành từ khi ta còn là một đứa trẻ. Đây là điều cha mẹ cần hiểu để có phương pháp nuôi dạy phù hợp giúp bé lớn khôn. Nhưng trước tiên, cha mẹ làm thế nào để hiểu những suy nghĩ, mong muốn, tính cách của trẻ? Chìa khóa chính là cách giao tiếp với trẻ của cha mẹ.
Vai trò của việc giao tiếp với trẻ.
Mục lục
Giao tiếp giữa cha mẹ và bé không chỉ là điều cần thiết đối với bé mà cũng rất quan trọng đối với cha mẹ. Nhờ việc giao tiếp với trẻ, cha mẹ sẽ hiểu con hơn, có phương pháp giáo dục phù hợp. Tương tác với trẻ là tổng thể của giao tiếp bằng lời nói, bằng ánh mắt, cử chỉ. Bé mới bập bẹ biết nói, cha mẹ cần tinh tế quan sát ngôn ngữ cơ thể của con. Bé luôn có điều muốn nói nếu cha mẹ kiên nhẫn tìm hiểu, lắng nghe. Từ những cố gắng đó, cha mẹ sẽ hiểu được những tín hiệu con đưa ra.

Việc hiểu con thích gì, không thích gì không còn là trở ngại với cha mẹ. Tìm ra một phương pháp giáo dục phù hợp cho bé trong vô vàn phương pháp cũng dễ dàng hơn đối với cha mẹ. Vì vậy, giao tiếp với trẻ là bước quan trọng trong hành trình nuôi con.
Bé được thúc đẩy phát triển.
Từ những ngày đầu, trong môi trường được giao tiếp, bé sẽ nhanh biết nói hơn. Đến thời điểm bé học nói, có cơ hội giao tiếp giúp bé mở rộng khả năng ngôn ngữ, nói rõ ràng. Việc giao tiếp cởi mở giúp bé có được sự tự tin, bạo dạn, hòa đồng với mọi người. Bé được thể hiện, phát triển những khả năng nội tại của bản thân, thể hiện cảm xúc…Nỗ lực trong việc giao tiếp với trẻ cũng là cách giúp trẻ hạn chế được những bệnh tâm lý.
Giao tiếp với trẻ hiệu quả, cha mẹ đừng bỏ qua 5 cách sau.
Thực tế, giao tiếp với trẻ để hiểu được bé, để giúp bé phát triển không phải là điều dễ dàng. Cha mẹ cần tìm hiểu, lựa chọn phương thức giao tiếp đúng. Trong đó, khi tương tác với trẻ, cha mẹ cần lưu ý:
1. KHÔNG LA HÉT VÀ ĐE DỌA
Nhiều cha mẹ đây là một phương pháp để áp dụng trong việc nuôi dạy bé. Tuy nhiên, đối với trẻ trong những năm tháng đầu đời, bắt chước là cách học dễ tiếp nhận nhất đối với bé. Vì vậy, khi trẻ bị la mắng, trẻ sẽ hiểu bản thân được phép la mắng với người khác. Bé sẽ coi đó là một cách giải quyết vấn đề tốt. Do đó, ở trẻ nhỏ, cha mẹ không nên la hét hay đe dọa bởi bé có thể cư xử chính điều này với người khác. Muốn con trở thành người lịch sự, cha mẹ hãy trở thành tấm gương lịch sự cho con.
2. GIAO TIẾP VỚI TRẺ ĐỂ HIỂU VÌ SAO BÉ KHÔNG MUỐN ĐIỀU NÀY, ĐIỀU KIA?
Bé khóc, bé la hét, bé ném đồ, bé quấy…ảnh hưởng đến tâm trạng của ba mẹ. Ba mẹ nghĩ bé hư, cần thực hiện kỷ luật. Tuy nhiên, đó là tín hiệu bé muốn thông báo cho ba mẹ bản thân đang gặp vấn đề cần giúp đỡ.
Trong những năm tháng sơ sinh, khi chưa thể nói, khóc là tín hiệu duy nhất để bé giao tiếp với cha mẹ. Bé có thể đói, có thể buồn ngủ hoặc muốn thay bỉm…Vậy cách tốt nhất để hạn chế bé khóc là cha mẹ hay duy trì lịch sinh hoạt cố định hàng ngày.

Khi bé lớn hơn, những biểu hiện nêu trên trong một số trường hợp là bé làm nũng cha mẹ, muốn đòi gì. Việc thực hiện các biện pháp kỷ luật với bé không phải không thể áp dụng. Tuy nhiên, chỉ khi bé chấp nhận sửa đổi, khắc phục thì cha mẹ có thể được coi đang kỷ luật đúng. Việc kỷ luật như thế nào cần phù hợp với giai đoạn phát triển và đặc tính riêng của trẻ. Cha mẹ không thể xem nhẹ khả năng quan sát, cảm nhận ở trẻ. Vì vậy, hãy kỷ luật tích cực, thống nhất và thông báo với trẻ, nhất quán quan điểm với các thành viên trong gia đình.
Nếu cha mẹ quy định bé chỉ được ăn một gói bánh trong một ngày, hãy để bé lựa chọn thời điểm ăn bánh nhưng chắc chắn bé không ăn được chiếc bánh thứ hai. Như vậy, bé vẫn được quyền tự do trong khuôn khổ cha mẹ đặt ra.
3. KHEN NGỢI, KHUYẾN KHÍCH ĐÚNG LÚC, ĐÚNG CÁCH.
Cha mẹ đã bao giờ nghĩ mình sẽ nói với con như thế nào để con cảm thấy mình đang được khuyến khích? Khi thấy những nỗ lực, cố gắng của con, cha mẹ đừng quên dành lời khen ngợi cho con. Kèm theo lời khen ngợi đó là chia sẻ cảm xúc của cha mẹ và của người khác khi bé làm như thế.

Bên cạnh đó, khi cha mẹ không mong muốn con làm gì, cha mẹ nên hạn chế dùng từ phủ định, mang tính bắt buộc như “không/không được”. Tâm lý càng cấm càng làm xảy ra đối với cả trẻ nhỏ, việc cấm đoán sẽ kích thích chúng tò mò, tìm tòi khám phá. Phương pháp cha mẹ có thể áp dụng là lựa chọn cách nói mang tính gợi ý như “Con có nghĩ mình nên thử…không?” hoặc kiên nhẫn giải thích, hướng dẫn bé làm điều này điều kia.
4. CHUYỂN HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ
Cha mẹ hãy là người dẫn dắt trẻ. Khi trẻ có những phản ứng tiêu cực, cha mẹ hãy hướng trẻ sang hoạt động tích cực hơn. Ví dụ, khi trẻ nhảy trên ghế, nhận thấy nguy hiểm, cha mẹ hãy hướng trẻ thực hiện hoạt động tương tự như thế ở ngoài sân chơi. Khi trẻ ném đồ chơi, hãy bình tĩnh giải thích với bé hậu quả của hành động bé làm và hướng dẫn bé chơi đồ chơi bằng một cách khác.
5. ĐÁNH LẠC HƯỚNG
Giải quyết các tình huống “khó nhằn” đối với trẻ cần sự khéo léo của cha mẹ. Khi con đang bực bội với một điều gì, cha mẹ hãy đánh lạc hướng trẻ bằng hoạt động khác, giúp trẻ chú ý sang hoạt động khác. Khi trẻ khóc, vòi xem tivi, cha mẹ có thể hướng sự chú ý của trẻ tới món đồ chơi mới.

Giao tiếp với trẻ là một kỹ năng cha mẹ không thể bỏ qua. Yếu tố này phục vụ tốt cho quá trình giáo dục trẻ của cha mẹ. Bé cũng có tính cách, cảm xúc riêng nhưng với suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ, cha mẹ không khó khăn định hướng trẻ nếu đã hiểu được tính cách, tâm lý của con.
Tham khảo ngay: đồng hồ định vị trẻ em ct16 , Đồng hồ định vị trẻ em ANNCOE , Đồng hồ định vị trẻ em Wonlex kt17s , Đồng hồ định vị trẻ em 360 e1 ,
Xem thêm: Wonlex kt17s – đồng hồ định vị trẻ em chống nước tốt nhất thời điểm hiện tại.
KIDDIHUB là gì?
KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.
KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ
#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay